Trong Giới Sinh Vật Ở Nước Ta Thành Phần Loài

Trong Giới Sinh Vật Ở Nước Ta Thành Phần Loài

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Công nghệ nuôi mới giúp tăng năng suất tôm thẻ

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Ảnh: Tép Bạc

Các công nghệ được ứng dụng thành công như: Semi-Biofloc; nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bể lót bạt nhà màng không thay nước, vi sinh quản lý môi trường nước nuôi; nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP,… đã giúp cho chất lượng ao nuôi ngày càng tăng, từ đó sản lượng tôm thẻ chân trắng cũng tăng vượt trội.

Nhờ vào công nghệ cao, sản lượng lớn, cộng thêm khả năng thích nghi và lớn nhanh vượt trội mà loài tôm thẻ luôn là lựa chọn hàng đầu đối với nông dân trong mỗi mùa vụ. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trong năm 2020 đã tăng vọt tại 14 tỉnh, thành ven biển. Riêng miền Trung khi áp dụng hình thức nuôi tôm thẻ trên cát với tổng diện tích gần 3.500 ha, sản lượng đạt hơn 41.4400 tấn.

Tôm thẻ mang lại giá trị kinh tế cực cao và là đối tượng xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của Việt Nam nhờ sản lượng nuôi lớn, chất lượng tốt, thị trường có nhu cầu và giá thành ổn định. Sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu được đánh giá là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ các công nghệ và mô hình nuôi hiệu quả.

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm vượt trội

Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng còn có những ưu điểm vượt trội khác mà các loài tôm khác không có, cụ thể:

- Phát triển nhanh, có khả năng tăng trọng khoảng 3g/tuần và có thể đạt tới trọng lượng 20g trong điều kiện nuôi thâm canh.

- Thích hợp với kiểu nuôi thâm canh mật độ cao, có thể lên đến 150 con/m2 trong ao nuôi và thậm chí cao hơn là 400 - 500 con/m2 trong hệ thống nuôi tuần hoàn.

- Tôm thẻ chân trắng chịu được độ mặn từ 0.5 cho đến 45 ppt, tuy nhiên, độ mặn thích hợp nhất cho chúng là từ 7 - 34 ppt, với điểm tốt nhất ở độ mặn thấp khoảng 10 đến 15 ppt.

- Bên cạnh đó, tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu nhiệt độ thấp (dưới 15°C), cho phép người nông dân nuôi chúng trong mùa đông.

Tôm thẻ cần ít đạm trong thức ăn hơn so với tôm sú, giúp giảm chi phí nuôi và phù hợp với các hệ thống nuôi khép kín hoặc dị dưỡng. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của chúng cũng tốt hơn, khoảng từ 1.2 đến 1.0. Đối với việc nuôi trồng, Việt Nam hiện đã có sẵn nguồn giống bố mẹ (SPF) để sản xuất ấu trùng không bị nhiễm bệnh chất lượng cao.

So với tôm sú, tôm thẻ có sức kháng bệnh cao hơn, có sức thích nghi với với những thay đổi bất lợi của môi trường nuôi, có khả năng sống tốt hơn trong các hình thức nuôi thâm canh mật độ cao hoặc các mô hình nuôi thử nghiệm công nghệ mới.

Khí hậu Việt Nam thuận lợi cho tôm thẻ

Nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi, nhiều kênh rạch, ngòi chằng chịt, vô số cửa sông ra biển và cùng với đó là mặt nước lợ rộng lớn, Việt Nam có nhiều điều kiện lý tưởng cho hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng. Đặc biệt trong đó phải kể đến các khu vực ven biển và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.