Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.
Nguyễn Nhật Ánh, cái tên gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ 7x, 8x, là một "cây bút của tuổi thơ" đích thực. Với bề dày các tác phẩm văn học lấy đề tài học đường, tái hiện quãng trời tươi đẹp thời hoa niên mà chính tác giả từng thừa nhận rằng vì bản thân rời quê hương, xa tuổi thơ từ sớm mà luôn đau đáu nghĩ về nó. Có lẽ vì thế, các tác phẩm của ông, dù dành cho lứa tuổi thiếu niên, hay thậm chí là thanh niên, dù trong trẻo và hồn nhiên nhưng luôn đau đáu một nỗi niềm, sự u hoài cổ điển, và trên hết và tôn thờ cảm xúc thanh tân.
Lựa chọn một truyện dài ra đời vào năm 2016, dù với bối cảnh đồng quê, nhưng giọng văn giản dị, gần gũi, gọn gàng của Nguyễn Nhật Ánh vẫn đủ sức chinh phục, khiến độc giả sụt sùi vì xúc cảm tinh khôi của các nhân vật trẻ đi tìm tình yêu đầu đời. Cả "Mắt biếc" và "Ngày xưa có một chuyện tình" đều là những bản tình ca về tuổi trẻ, nhưng mỗi tác phẩm lại mang một sắc thái riêng. Nếu "Mắt biếc" là một bản tình ca buồn, khắc họa những nỗi niềm tiếc nuối, thì "Ngày xưa có một chuyện tình" lại là một bản tình ca ngọt ngào, ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu chân thành.
Ở đó, là sự hiện hữu đẹp đẽ của những người trẻ, yêu một cách yêu rất khác so với thời đại viễn thông bây giờ: Vinh, Miền và Phúc... cùng lớn lên trong môi trường trong lành của thôn quê, sự hồn hậu ăn sâu vào lương tri và khiến họ không thể làm gì sai trái để cướp đi tình yêu riêng mình. Tình yêu của Vinh, Miền và Phúc là một minh chứng cho thấy tình yêu đích thực không cần những lời hoa mỹ, không cần những hành động phô trương, mà chỉ cần sự chân thành và tin tưởng.
"Tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói riêng là kho tàng quý giá cho nhà làm phim. Việc chuyển thể các tác phẩm này có lợi thế về thương hiệu, cốt truyện, kịch bản nhưng cũng có nhiều thách thức, khó khăn cần vượt qua. Một tác phẩm hay, thuyết phục được số đông thì sẽ thành công về doanh thu", nhà biên kịch Đông Hoa nhận định.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ khi biết Trịnh Đình Lê Minh đưa tác phẩm của mình lên màn ảnh rộng: "Tôi biết cũng nhân vật tiểu thuyết đó, một trăm người đọc sẽ có cho mình một trăm hình ảnh khác nhau tùy theo tính cách và trải nghiệm của từng người. Đạo diễn cũng thế thôi! Trịnh Đình Lê Minh sẽ hình dung ra Vinh, Phúc, Miền theo sự cảm nhận, óc tưởng tượng, theo cá tính và thiên hướng sáng tạo của anh ấy. Với tư cách một nhà văn, tôi chỉ mong từ nguyên liệu văn học, đạo diễn sẽ sáng tạo nên một bộ phim thành công, đặc biệt là chạm vào cảm xúc của người xem, vậy là tốt rồi!".
Ông CAO ĐÌNH ([email protected]) hỏi như trên.
ANH PHÓ trả lời: Thưa ông Cao Đình,
Đúng là tôi có nói triều đình Huế của nhà Nguyễn gồm có sáu bộ (Lục bộ), giống như mô hình kiểu mẫu của các nhà nước phong kiến Trung Quốc. Còn việc ông nêu lên cũng có phần đúng vì triều đình Huế giai đoạn cuối nhà Nguyễn (thời vua Bảo Đại về nước chấp chính) đã có phần cải tiến, không còn sáu bộ như cũ nữa, tên các bộ cũng có đổi khác. Việc ông nêu các bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh trước Cách mạng tháng Tám 1945 thì lại sau nữa, thuộc thời kỳ Nhật xâm chiếm Đông Dương, thuộc về nội các Trần Trọng Kim. Lúc này cũng còn vua Bảo Đại đứng đầu, triều đình vẫn đặt ở Huế.
Như tôi nói đó, sau khi được đào tạo ở Pháp về, vua Bảo Đại có chủ trương cải cách bộ máy triều đình về nhiều phương diện, trong đó có việc thay đổi cơ cấu và tên các bộ. Cụ thể, từ năm 1908, dưới thời vua Duy Tân đã đặt thêm một bộ mới tên là Bộ Học do Cao Xuân Dục đứng đầu (chức vụ gọi là Thượng thư); đến năm 1932 vua Bảo Đại cải tổ Bộ Học, đổi tên lại là Bộ Quốc gia giáo dục. Lúc đó, triều đình Huế không còn Bộ Binh nên thành ra vẫn là sáu bộ; sau đó chỉ còn năm bộ vì bớt Bộ Binh.
Năm bộ đó là: Bộ Lại (Ngô Đình Diệm làm Thượng thư), Bộ Quốc gia giáo dục (Thượng thư: Phạm Quỳnh), Bộ Tài chính và Cứu tế xã hội (Thượng thư: Hồ Đắc Khải), Bộ Tư pháp (Thượng thư: Bùi Bằng Đoàn), Bộ Công chính, Mỹ nghệ và Lễ tân (Thượng thư: Thái Văn Toản). Rồi từ năm 1939, triều đình Huế lại có bảy bộ là: 1. Bộ Lại; 2. Bộ Quốc gia giáo dục; 3. Bộ Tài chính; 4. Bộ Tư pháp; 5. Bộ Lễ tân; 6. Bộ Công chính; 7. Bộ Kinh tế nông thôn, Thủ công nghiệp và Cứu tế xã hội.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, triều đình Huế được lập lại cũng vua Bảo Đại đứng đầu. Nội các Trần Trọng Kim ra mắt ngày 8-5-1945 với thành phần gồm 11 bộ, tên gọi và danh sách các bộ trưởng như sau:
1. TRẦN TRỌNG KIM, Giáo sư, Thủ tướng;
2. TRẦN ĐÌNH NAM, bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
3. TRẦN VĂN CHƯƠNG, luật sư, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
4. TRỊNH ĐÌNH THẢO, luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
5. HOÀNG XUÂN HÃN, Giáo sư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghệ thuật;
6. VŨ VĂN HIỀN, luật sư, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
7. PHAN ANH, luật sư, Bộ trưởng Bộ Thanh niên;
8. LƯU VĂN LANG, kỹ sư, Bộ trưởng Bộ Công chính;
9. VŨ NGỌC ANH, bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế và Cứu tế;
10. HỒ TÁ KHANH, bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Kinh tế;
11. NGUYỄN HỮU TRÍ, bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Tiếp tế.
(Theo Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, NXB Vĩnh Sơn, Sài Gòn, 1969, trang 52-53).
(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 174)
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách Tiệm sách của nàng - Ảnh: HUY ĐOÀN
Giữ lời hứa với độc giả "mỗi năm đều sẽ ra sách", sau tác phẩm Mùa hè không tên xuất bản vào năm ngoái, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục ra mắt Tiệm sách của nàng.
Tôi nghĩ tác phẩm lần này của tôi không chỉ thử thách thói quen viết của người viết mà còn thử thách thói quen đọc của người đọc. Đây là tác phẩm "ba trong một" mà tôi muốn thực hiện từ lâu, dù biết cấu trúc kiểu này dễ ngắt mạch cảm xúc.
Tác phẩm mở đầu với bối cảnh là một tiệm sách tại thành phố hiện đại. Ở đó có nhân vật "anh" và "nàng" xuất hiện bên nhau trong khung cảnh lãng mạn, có sách, có nắng ấm êm, có những ngày mưa thành dòng để thả thuyền giấy, có những câu thoại vu vơ chỉ hai người mới hiểu, với "một chút hân hoan, một chút dỗi hờn...".
Trong ký ức tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh, sách là một điều gì đó rất đặc biệt.
Đọc Những người khốn khổ của Victor Hugo, Không gia đình của Hector Malot, Đường rừng của Lan Khai... đã giúp ông khơi dậy niềm đam mê văn chương:
"Tôi đã ước mơ trở thành một nhà văn để có thể viết được những tác phẩm lôi cuốn như vậy.
Và tự nhủ nếu như khi lớn lên không thể trở thành nhà văn thì ít nhất cũng phải mở được một tiệm sách. Và tôi đã mở được một tiệm sách mang tên Kính Vạn Hoa như ý nguyện. Ký ức, cảm xúc về những lần bước vào hiệu sách cho tôi cảm hứng viết Tiệm sách của nàng" - ông Ánh tâm sự.
Ở Tiệm sách của nàng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sử dụng cấu trúc "ba trong một" để triển khai mạch truyện. Người đọc sẽ theo dõi cùng lúc ba câu chuyện với bối cảnh khác nhau, nhân vật ở những đoạn thời gian khác nhau:
"Giống như bạn đang xem một vở kịch "giãn cách" so với thể loại kịch "giao cảm" quen thuộc. Nhưng nếu đã vượt qua được trở ngại đó rồi, hy vọng bạn sẽ nhận ra mình đang trải nghiệm một tác phẩm thú vị".
Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ về Tiệm sách của nàng - Ảnh: HUY ĐOÀN
Vẫn là ký ức thơ ấu ở một vùng quê miền Trung nhưng Nguyễn Nhật Ánh không chỉ khai thác các câu chuyện tươi vui mà còn chạm đến góc tối, những tổn thương tuổi thơ.
Ông chia sẻ đề tài tuổi thơ thương tổn xuất hiện rất nhiều trong văn học, thậm chí trong cả "vũ trụ văn học" của mình. Nhưng với Tiệm sách của nàng, Nguyễn Nhật Ánh dựa trên hoàn cảnh thực tế cùng ký ức tuổi thơ để kể theo góc nhìn mới.
Tiệm sách của nàng có hai phiên bản bìa cứng và bìa mềm - Ảnh: HUY ĐOÀN
Ông Ánh nhận ra ký ức tuổi thơ không phải lúc nào cũng đầy tiếng cười, mà đâu đó tồn tại những vết thương từ sự ích kỷ, chối bỏ trách nhiệm của người lớn.
Những đứa trẻ phải trải qua một tuổi thơ bất hạnh, bi thương sẽ ngỗ nghịch, ương bướng, thậm chí là sống "bất cần đời". Thay vì chỉ phản ánh mặt đen tối đó, nhà văn cho thấy sự tử tế sẽ chữa lành những tổn thương thơ ấu này.
"Như sự hối lỗi của người cô, tình thương của người chú, sự hy sinh của người mẹ hay một người bạn vô tư...
Những điều đó là sự tử tế giúp chữa lành tổn thương tinh thần thời thơ ấu của nhân vật chính. Với tình thương và sự bao dung, đứa trẻ bị tổn thương có thể phục hồi, thậm chí là biết sống vì chính mình, vì mọi người" - Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ.
Sắp qua tuổi 70, mỗi năm nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn đều đặn ra sách. Năm 2023, ông ra mắt cuốn Mùa hè không tên khắc họa ký ức tuổi thơ ở làng Đo Đo với những cảnh đời trước thử thách số phận. Đây cũng là tác phẩm vừa được trao Giải thưởng Sách quốc gia, ở hạng mục giải thưởng Sách được bạn đọc yêu thích.
Nguyễn Nhật Ánh nhận bằng khen giải thưởng Sách Quốc gia hạng mục Bạn đọc yêu thích nhất tại NXB Trẻ - Ảnh: HUY ĐOÀN