{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
Khi đang là sinh viên năm 3, anh Hồ Đức Hải (30 tuổi, quê Hà Tĩnh) – hiện là CEO một thương hiệu bánh mì tại thành phố Hồ Chí Minh – quyết định cầm 2 triệu dành dụm để mở xe bánh mì dạo. Anh đặt điểm bán ở ngay cổng trường Đại học Kinh tế TP.HCM, nơi anh theo học. Sau 3 tiếng bán hàng từ sáng sớm, anh mới vào giảng đường để kịp giờ lên lớp.
Ban đầu, anh chỉ coi nó là công việc làm thêm để có chút thu nhập trang trải cuộc sống sinh viên khó khăn. Nhưng đến nay, thương hiệu bánh mì của anh đã “phủ sóng” hơn 40 tỉnh, thành ở Việt Nam, khiến nhiều người vừa bất ngờ, vừa ngưỡng mộ.
Từ chàng sinh viên kinh tế bán bánh mì dạo, anh Hải trở thành CEO của thương hiệu bánh mì có hơn 500 điểm bán.
Lý giải về cái tên của chuỗi sản phẩm bánh mì, anh Hải cho hay, do là cán bộ Đoàn – Hội, anh Hải luôn chăm lo, hỗ trợ bạn bè chu đáo, tận tình nên được mọi người đặt cho biệt danh “Má Hải”, và cái tên đã gắn luôn với cuộc đời anh từ đó.
Thời điểm mới bắt đầu, chiếc xe đẩy bánh mì của chàng sinh viên kinh tế khiến cả gia đình, thầy cô và bạn bè ngỡ ngàng. Anh Hải kể: “Là người con đầy tự hào của gia đình, cha mẹ tôi có phần không ưng ý vì con trai đi bán bánh mì dạo. Song tôi vẫn kiên trì với nó dù ban đầu tôi bán bánh mì dạo như một công việc làm thêm. Những chiếc bánh mì ngày càng được thầy cô, bạn bè và nhiều vị khách xa lạ ủng hộ, khen ngợi nên động lực trong tôi mỗi ngày mỗi lớn dần“.
Là người con của mảnh đất miền Trung nắng gió, lớn lên ở vùng biển Vũng Tàu, anh Hải tận dụng nguồn chả cá tươi ngon từ quê nhà gửi lên làm nguyên liệu chính cho món bánh mì chả cá nóng của mình. Mỗi ổ bánh mì khi ấy bán ra với giá chừng 10.000 đồng.
Vỏn vẹn 4 tháng sau, chàng sinh viên đã mở thêm được một chiếc xe bánh mì khác, và thuê người để bán. Anh đầu tư cả đồng phục, mũ, tạp dề, găng tay… để tạo “thương hiệu” bắt mắt. Đến năm 2015, anh Hải có cho riêng mình 8 xe bánh mì cùng khao khát làm những điều lớn lao như thế.
Để tạo nên bước ngoặt, anh Hải “chiêu mộ” cộng sự trong hội nhóm sinh viên của trường. Cũng từ đây, Minh Nhựt (29 tuổi, An Giang), một người em khóa dưới của anh quyết định hợp tác cùng phát triển thương hiệu.
Anh Nhựt nhớ lại: “Nhà tôi 3 đời làm bánh mì ở quê Châu Đốc nhưng bản thân tôi chẳng có kinh nghiệm gì ngoài tình yêu với nó. Để đi đến quyết định này, tôi liều lĩnh từ bỏ công việc ở một công ty đa quốc gia với mức lương lý tưởng”.
“Thời gian đầu, công việc bán bánh với hai anh em thực sự khó khăn. Trước tiên là phải chiến thắng bản thân khi ngày nào cũng phải đều đặn dậy từ 4h sáng. Đặc biệt là vấn đề quản lý nhân sự do lúc này chúng tôi vẫn còn làm việc bằng phần nhiều yếu tố tình cảm. Rồi có những ngày ế hàng, hai anh em phải ăn bánh mì thay cơm,… Nhìn lại hành trình gian nan ấy, chúng tôi càng trân trọng hiện tại và mong muốn thương hiệu ngày càng giúp đỡ được nhiều người“, anh Nhựt trải lòng.
Vượt qua va vấp, thất bại và trả giá, thương hiệu bánh mì của 2 chàng cử nhân kinh tế nay đã có hơn 500 điểm bán bánh mì ở 40 tỉnh, thành, tập trung chủ yếu từ Đà Nẵng trở vào, trong đó có 250 điểm bán ở các quận, huyện của TP.HCM. Trung bình mỗi tháng, thương hiệu bán được 1 triệu ổ bánh mì chả cá.
Giấc mơ của hai ông chủ trẻ là đưa bánh mì của mình nói riêng, bánh mì Việt Nam nói chung đi khắp thế giới chứ không dừng lại chỉ ở Campuchia, Hàn Quốc, Úc. Họ cũng muốn chinh phục thị trường Hà Nội và phía Bắc.
Gần 10 năm ra đời, thương hiệu bánh mì này đã giúp đỡ nhiều bạn sinh viên, nhiều lao động có việc làm. Hiện tại, họ đang nỗ lực để thực hiện dự án mới mang tên “Bánh mì sinh kế” nhằm giúp nhiều người nghèo vượt qua khó khăn sau đại dịch bằng cách cho họ “thuê” xe bán bánh với giá 0 đồng.
Bài viết gốc: https://soha.vn/cam-2-trieu-mo-xe-banh-mi-9-nam-sau-chang-trai-ban-1-trieu-o-thang-lam-chu-500-diem-kinh-doanh-20221013191406058.htm
Địa chỉ văn phòng: 387 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, HCM.
Hotline: 0981 051 510 – 0988 335 261
Đại lễ Phật đản hay là ngày kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Đây là lễ hội lớn của những người theo đạo Phật và những người mến mộ đạo Phật cũng như cộng đồng.
Đại lễ Phật đản là dịp không chỉ để tôn vinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà còn là dịp để ôn lại cuộc đời của Đức Phật trên phương diện một con người lịch sử cùng những lời dạy của ngài.
Theo lịch tổ chức hoạt động trong đại lễ Phật đản được các chùa công bố đến người dân, Phật tử, các hoạt động dịp đại lễ được tổ chức từ ngày mùng 8.4 đến ngày 15.4 âm lịch.
GHPGVN TP.HCM tổ chức đại lễ Phật đản tại Việt Nam Quốc Tự sáng 22.5
Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An cho biết, trong kinh văn không nói chuyện cụ thể là Đức Phật đản sinh ngày nào, mà chỉ viết là ngày trăng tròn tháng Vesak.
Theo thượng tọa, ngày trăng tròn tháng Vesak là tháng 2 của Myanmar, là tháng 6 của Thái Lan, Lào, trùng với tháng 5 dương lịch. Ngày trăng tròn cũng không ước lượng chính xác ngày nào, mà chỉ là ước lệ nên có sự chênh lệch.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch lịch sử trên 3.000 năm nên ngày Phật đản chính xác là ngày mùng 8.4 hay 15.4 âm lịch cũng không được xác định rõ ràng. Thay vào đó, hiện nay, Phật đản không còn là 1 ngày mà GHPGVN tổ chức thành mùa Phật đản, kéo dài từ mùng 8.4 đến 15.4 âm lịch.
Quý tăng ni tham gia đại lễ Phật đản
Theo viện chủ tu viện Khánh An, ở góc độ lý luận khác, Phật giáo Nam truyền gọi lễ Phật đản là đại lễ Vesak – tháng Vesak của Ấn Độ cũng được gọi là lễ tam hợp (tháng Đức Phật ra đời, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết bàn cùng trong tháng Vesak).
Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền cho rằng Đức Phật ra đời vào tháng 4, Đức Phật nhập Niết bàn vào tháng 2 âm lịch và thành đạo vào tháng chạp. Do vậy, người ta lấy ngày mùng 8.4 là ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Tuy nhiên, từ năm 1950, Hội Liên hữu Phật giáo thế giới đã công nhận ngày trăng tròn tháng 4 là ngày Đức Phật ra đời. Từ đó, Phật giáo Việt Nam lấy ngày trăng tròn tức là ngày rằm tháng 4 là ngày quyết định cho sự kiện này.
Thượng tọa Thích Trí Chơn cho hay, trong nguyên bản của bài kinh, khi Đức Phật bước xuống đi 7 bước có 7 hoa sen thì hoa sen biểu trưng cho sự thuần khiết; bên cạnh đó, 7 bước đi cũng thể hiện chân lý lời dạy của Đức Thế Tôn vượt qua không gian (đông, tây, nam, bắc) và vượt thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai). Những lời dạy của ngài không bị lỗi thời theo năm tháng.
Đó cũng là lý do là giáo lý của Đức Thế Tôn thì chỉ có 1, nhưng những người xuất gia tu hành, hôm nay đọc thì hiểu và cảm nhận thế này, nhưng ngày mai khi thời thế khác, cuộc sống biến động, đọc lại thì vẫn có những cảm nhận mới.
Các chùa, tu viện trang trí cờ dịp đại lễ Phật đản
Ngoài ra, 7 bước chân của Đức Phật cũng có ý nghĩa là ngài đã đi qua hết cả lục đạo luân hồi gồm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la, quỷ thần, trời.
Ngày nay, đại lễ Phật đản thường được tổ chức ngay trong trụ sở của Liên Hiệp Quốc vì đạo Phật là biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc, an lạc, không có bóng dáng chiến tranh. Tất cả những gì chúng ta đang làm: hòa bình, hạnh phúc, an lạc, cảm thương, tình thương, từ bi đều giúp nâng cao giá trị đạo đức tâm linh.
"Ngày lễ Phật đản với hình ảnh Đức Phật sáng chói trong trái tim mỗi người như lời nhắc nhở, là dịp để chúng ta hoàn thiện chính mình... góp phần vào cuộc đời tươi đẹp", thượng tọa Trí Chơn chia sẻ.
Hotline: 0962514539 / 0916749239
CH1: Góc đường Ngô Gia Tự - Trần Phú, khu đô thị Chánh Nghĩa, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương
CH2: Bún Bò Huế Bà Ba Hiệp Thành 68/86 đường Hoàng Hoa Thám ,Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một , Bình Dương
CH3: Số 78 đường Số 9,TTHC Dĩ An, TP.Dĩ An, Bình Dươngố 68,Lô 37,Đường D1 ,Khu Dân Cư VietSing,P An Phú ,TP Thuận An ,Bình Dương
CH 4: B12/2/5 Đường Chí Linh 7,trung tâm đô thị Chí Linh,phường Nguyễn An Ninh,thành phố Vũng Tàu
CH 5: Đường số 8,Phường Hưng Long,Thị Xã Chơn Thành,Bình Phước
CH 6: 108 Đường Hùng Vương,phường Phước Nguyên,TP Bà Rịa ,Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
CH 7: Đường 22/12,thôn Nam Mới, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
CH 8: Đường D1,KDC Ehome 4,khu phố Hòa Long,P Vĩnh Phú,TP Thuận An,Tỉnh Bình Dương
CH 9: Bún Bò Huế Bà Ba ,số 492 Nguyễn Trãi,phường Lái Thiêu,TP Thuận An,Bình Dương
CH 10: 234 Hai Bà Trưng,phường 6, thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng
CH 11: 402 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
CH 12: 63 Đường DT746, Khu phố Bình Hòa 1, Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dương
CH 13: 348 Trần Hưng Đạo, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú Mỹ, TP Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
CH 14: Bún Bò Huế Bà Ba Thuận An,51 Đường Nguyễn Văn Tiết,phường Lái Thiêu,TP Thuận An,Bình Dương
CH 15: 10A29 Đường Đào Trinh Nhất, Phường Linh Tây, TP Thủ Đức
CH 16: Số 3 Đường NB2A, Khu phố 3, Phường Mỹ Phước, TP Bến Cát, Bình Dương
CH 17: 51 Đường Nguyễn Văn Tiết,Phường Lái Thiêu ,TP Thuận An,Bình Dương
CH 18: Bún Bò Huế Bà Ba Lê Văn Quới. Số 388-390 Lê Văn Quới, Phường bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
CH 19: Bún Bò Huế Bà Ba Dĩ An, (Phường Đông Hòa), 144 Trần Hưng Đạo, Phường Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương
CH 20: Bún Bò Bà Ba Bàu Cát, Số 55 Bàu Cát, Phường 14, Quận Tân Bình
CH :21: Bún Bò Huế Bà Ba Bình Trị Đông B,số 96,đường số 7,phường Bình Trị Đông B,quận Bình Tân,TP HCM
CH : 22: Bún Bò Huế Bà Ba Gò Vấp,497 Nguyễn Văn Khối,phường 8,quận Gò Vấp,TP HCM
CH: 23 : Bún Bò Huế Bà Ba Song Hành,20/2D Song Hành,Ấp 11,Xã Tân Xuân,Huyện Hóc Môn,TP Hồ Chí Minh
CH 24: Bún Bò Huế Bà Ba Lê Hồng Phong,305 Lê Hồng Phong,phường Phú Hòa,TP Thủ Dầu Một,Bình Dương
bunbodongba.vn / bunbodongba.com