Tôi Thế Nào Qvqv-6F24 1 5

Tôi Thế Nào Qvqv-6F24 1 5

Mình bắt đầu làm quen với tiếng Nhật khoảng 3 tháng trước khi sang Nhật, trước đó thì không có một chút kiến thức nào về tiếng Nhật và cũng không hiểu biết về Nhật mấy. Sau 3 tháng học ở Việt Nam, mình mới thuộc hết bảng hiragana, katakana và khoảng 10 chữ

Mình bắt đầu làm quen với tiếng Nhật khoảng 3 tháng trước khi sang Nhật, trước đó thì không có một chút kiến thức nào về tiếng Nhật và cũng không hiểu biết về Nhật mấy. Sau 3 tháng học ở Việt Nam, mình mới thuộc hết bảng hiragana, katakana và khoảng 10 chữ

LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ĐỨC NHƯ THẾ NÀO

Trước khi bắt đầu học tiếng Đức thì các bạn nên vạch ra cho mình một lộ trình sẵn là bao lâu mình sẽ đạt được trình độ A1, A2, B1, B2 và cố gắng đạt được mục tiêu đó.

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

Chuyên viên tư vấn du học ngành Điều dưỡng và nhà hàng khách sạn với 15 năm kinh nghiệm học tập và công tác tại khách sạn 5* TPHCM

KINH NGHIỆM TỰ HỌC TIẾNG ĐỨC NHƯ THẾ NÀO

Hầu như tất cả các giáo trình đều có Arbeitsbuch/Übungsheft (sách bài tập), các bạn chịu khó mua hoặc photo rồi làm hết bài tập trong sách. Muốn nâng cao thì làm thêm trong cuốn Gramatik Intensivtrainer,.. hoặc có thể google từng điểm ngữ pháp mà mình cảm thấy yếu cần luyện thêm.

Các bạn có nhiều cách để luyện kĩ năng nghe. Mình được mấy anh chị đi trước khuyên là nghe vượt. Ví dụ ở trình độ A2 thì nghe các bài ở B1, lúc đầu sẽ khó những rồi dần dần sẽ quen với tốc độ nói. Ngoài ra có thể nghe Podcast của Deutsche Welle, hoặc nghe tin tức ở trang www.dw.de. Sau này mình thích xem kênh Youtube Easy German, có phụ đề đức – anh, người nói cũng chậm, nội dung phong phú. Tất nhiên còn có những cách khác như xem phim Đức, nghe nhạc Đức,… Quan trọng là bạn cố gắng dành thời gian nghe tiếng Đức mỗi ngày.

Hồi mình còn học A1, A2 luôn có 1 quyển tập dành riêng để viết từ mới, cột bên trái ghi từ tiếng Đức kèm theo giống, bên phải là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Sau này học lên trình độ cao hơn thì thấy không hiệu quả lắm vì từ không nhớ được lâu.

Cách tốt nhất là học từ vựng theo ngữ cảnh, bằng cách đặt câu hoặc viết thành một câu chuyện với các từ mới mà mình muốn học, chuyện càng hài thì càng nhớ lâu. Cách khác là ghi từ vào giấy sticker rồi dán vào đồ vật trong nhà, hay ghi từ mới vào 1 tờ giấy con, mặt sau đặt câu với từ đó hoặc giải thích từ đó bằng tiếng Đức, bỏ tất cả vào hôp, lâu lâu rảnh lấy ra chơi. Một điều quan trọng nữa khi học từ vựng là sử dụng từ điển. Tốt nhất là từ điển Langenscheidt Đức – Đức, hoặc Duden, không nên xài từ điển Đức – Việt.

Theo mình thì kỹ năng nói là quan trọng nhất và cũng khó nhất. Để có được phản xạ tốt khi giao tiếp thì các bạn nên tiếp xúc, nói chuyện với người Đức càng nhiều càng tốt. Các bạn cũng nên tham gia các câu lạc bộ tiếng Đức, Stammtisch, tìm Tandempartner người Đức nếu có cơ hội. Hiện nay các trung tâm dạy tiếng cũng thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa miễn phí này. Ngoài ra các bạn cũng nên học các Redemittel, chọn cho mình vài mẫu câu mình thích rồi học thuộc, nhất là mấy câu hỏi, sau này gặp người Đức muốn hỏi gì là phản xạ ngay chứ không cần suy nghĩ.

“Übung macht den Meister” (luyện tập nhiều sẽ giỏi), quan trọng nhất vẫn là khả năng tự học, chăm chỉ làm thật nhiều bài tập. Nếu chỉ dựa vào thầy cô, không luyện ở nhà thì tiếng Đức của các bạn sẽ không bao giờ khá lên được.

XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VIỆC HỌC TIẾNG ĐỨC

Chắc hẳn những ai chọn học tiếng Đức để du học hay đơn giản muốn thử sức với một môn ngoại ngữ mới cũng không dưới 10 lần được hỏi: Warum lernst du Deutsch? (Tại sao bạn lại học Tiếng Đức?). Phần lớn mọi người học tiếng Đức để đi du học/ học nghề tại Đức hay định cư.

Số ít còn lại học tiếng Đức vì thích ngôn ngữ, văn hóa Đức hay đơn giản là thích đội tuyển Đức . Mỗi người sẽ có những lí do khác nhau, nhưng điều quan trọng là bạn phải xác định được mục đích học tiếng Đức của bạn. Khi đã có mục tiêu rồi việc bạn lập ra kế hoạch và quyết tâm thực hiện được mục tiêu của mình cũng sẽ rõ ràng và dễ dàng hơn đúng không nào !?!

Đừng bao giờ nghĩ rằng “Tôi học tiếng Đức vì cần tấm bằng A2, B1. Thế là đủ.”. Tất nhiên, ai muốn đi du học đều cần chứng minh trình độ tiếng Đức bằng việc bạn phải cố gắng để có được chứng chỉ A2/B1 nộp cho Đại Sứ Quán Đức. Nhưng sự thật là nếu chỉ tập trung vào việc “học tủ” và “luyện thi” để có được chứng chỉ tiếng Đức, thì sau này sang Đức bạn sẽ phải hối hận vì điều đó. Bởi vì tiếng Đức kém sẽ là trở ngại lớn nhất của bạn trong việc giao tiếp cũng như hòa nhập với cuộc sống ở Đức.

Tệ hơn nữa là bạn có thể sẽ mất một khoản chi phí học tiếng tại Đức tương đối lớn (trung bình tầm 600€/tháng đối với các viện dạy tiếng lớn như DAAD, hay rẻ hơn tầm 300€/tháng đối với trường Volkhochschule). Vì vậy một khi đã quyết định học tiếng Đức, các bạn hãy tìm cách tạo cho mình niềm vui khi học ngoại ngữ. Bên cạnh đó hãy luôn lạc quan nghĩ về cơ hội mới của bạn trong tương lai để có động lực đạt được trình độ tiếng đức cao nhất trong khả năng của bạn.

Hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy tiếng Đức như IECS, Phương Nam, German center,… không như thời mình học ngoài Goethe chỉ có một, hai trung tâm nữa. Nhiều trung tâm thì các bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng cũng vì thế mà khó biết được trung tâm nào dạy chất lượng.

Theo mình thì các bạn nên chọn những trung tâm có giáo viên người Đức lẫn người Việt, 1 tuần được học với người Đức ít nhất 1 lần, lớp học theo nhóm nhỏ dưới 10 bạn, có phân loại lớp theo nhu cầu và trình độ của học sinh (sinh viên du học, du học nghề, lớp cho người muốn nhập cư ở Đức) ; lớp luyện nghe nói với người bản xứ…

Giáo viên người Việt dạy ngữ pháp sẽ dễ hiểu và kĩ hơn, vì họ cũng từng học tiếng Đức, cũng từng gặp khó khăn, biết được ngữ pháp nào khó, cái nào là trọng tâm, cần lưu ý. Ngược lại, giáo viên người Đức sẽ luyện cho bạn cách phát âm, luyện nói làm sao cho đúng ngữ điệu, chia sẻ về văn hoá Đức giúp bạn làm quen dần với cách tư duy của người Đức, từ đó bạn sẽ hiểu thêm về con người cũng như nước Đức.

Ngoài ra một trung tâm dạy tiếng Đức tốt và chuyên nghiệp thường sẽ có những buổi ngoại khóa giao lưu với người Đức và có những giờ phụ đạo cho các bạn không theo kịp bài. Các bạn cũng đừng bỏ qua những buổi học thử miễn phí để tìm ra cho mình những nơi học phù hợp và đáng tin cậy nhất nhé!