Thiếu Tướng Trần Bá Di

Thiếu Tướng Trần Bá Di

Sáng 21/1, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến đến Công an các địa phương tập huấn công tác thanh tra CAND năm 2022 để triển khai các chuyên đề thanh tra diện rộng do Bộ chỉ đạo, quán triệt, phổ biến những quy định mới của pháp luật và giải đáp những vướng mắc của Công an các đơn vị, địa phương về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong CAND.

Sáng 21/1, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến đến Công an các địa phương tập huấn công tác thanh tra CAND năm 2022 để triển khai các chuyên đề thanh tra diện rộng do Bộ chỉ đạo, quán triệt, phổ biến những quy định mới của pháp luật và giải đáp những vướng mắc của Công an các đơn vị, địa phương về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong CAND.

Gia đình Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa tặng sách cho thư viện Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

Năm 1933, Phạm Quang Lễ đỗ đầu cả hai kỳ thi tú tài (tú tài Tây và bản xứ). Vì nhà nghèo, ông không thể ra Hà Nội học đại học và trở về làm giúp việc cho người Thư ký kế toán tòa sứ Mỹ Tho (trong thời gian này, ông tự học thêm về Luật). Đến tháng 9-1935, Phạm Quang Lễ sang du học tại Pháp. Trong những năm tháng du học, mặc dù Chính phủ Pháp nghiêm cấm người dân thuộc địa học tại các trường dạy nghề vũ khí, hay vào làm ở các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất vũ khí nhưng ông vẫn quyết tâm theo học, tốt nghiệp kỹ sư và làm việc tại các nhà máy điện khí, sản xuất máy bay, viện nghiên cứu vũ khí, kỹ thuật hàng không của Pháp, Đức; đồng thời là hội viên của Hội Việt Nam ái hữu tại Pháp. Trong suốt quá trình này, ông đã bí mật nghiên cứu, tích lũy kiến thức về chế tạo vũ khí để trở về phục vụ đất nước. Đến năm 1946, sau 11 năm học tập, nghiên cứu, ông đã sưu tầm, ghi chép được hơn 30.000 trang tài liệu về vũ khí. Ông đã viết lại dòng suy nghĩ: Dân mình thế nào cũng có ngày nổi dậy; mình phải có súng đạn, phải ra công tự làm súng đạn một phần nào. 80 năm nay, chúng nó không cho một người Việt Nam nào được học trường chế tạo vũ khí cả.

Tháng 9-1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ cuộc sống sung túc, đầy đủ ở châu Âu, theo Bác Hồ trở về nước, sẵn sàng chấp nhận mọi vất vả, khó khăn, hy sinh, gian khổ để hòa mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc, với tâm nguyện suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngày 5-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục Quân giới và đặt tên mới cho ông. Người nói: Việc sản xuất vũ khí để đánh giặc cứu nước là việc làm đại nghĩa, vì vậy Bác đặt tên mới cho chú là Trần Đại Nghĩa.

Với 84 tuổi đời, gần 40 năm hoạt động cách mạng, ông không chỉ góp phần đặt nền móng cho sự phát triển lớn mạnh của ngành Quân giới và Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn đóng góp quan trọng vào nền khoa học, kỹ thuật, công nghệ nước nhà. Những cống hiến to lớn trên của ông được Đảng và Nhà nước ghi nhận: Được phong quân hàm Thiếu tướng (1948); được phong tặng Danh hiệu “Anh hùng Lao động” (1952). Cùng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.

Cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của nhà khoa học lớn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, về lý tưởng, sự cống hiến cho dân tộc và đạo đức cách mạng cho các thế hệ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ hôm nay.

Tại buổi lễ, Tổng cục CNQP tổ chức trao giải Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa cho 5 tập thể và 32 cá nhân.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.

Doanh nhân Trần Bá Dương - Tổng giám đốc tập đoàn Ô tô Trường Hải

Thaco - Tập đoàn Ô tô Trường Hải tại khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) là một tập đoàn lắp ráp, sản xuất ô tô lớn nhất ở Việt Nam. Người sáng lập ra tập đoàn này là ông Trần Bá Dương - một doanh nhân thành đạt.

Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam

Tốt nghiệp ngành Kỹ sư Cơ khí - ĐH Bách khoa Tp HCM

Kỹ thuật viên xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai

Quản đốc xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai

Quản đốc xưởng sửa chữa - Xí nghiệp cơ khí giao thông Đồng Nai

Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần ô tô Trường Hải

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần ô tô Trường Hải

Tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa với tấm bằng kỹ sư cơ khí chuyên ngành máy xây dựng, máy bốc xếp trong tay nhưng lại khởi nghiệp là thợ sửa chữa ô tô, với công việc đầu tiên là vét  mỡ bò, ông vừa làm vừa học, tự mày mò, ứng dụng những kiến thức đã học được từ trường ĐH để nghiên cứu chế tạo. Sau khi nghiên cứu thành công dự án “chuyển đổi tay lái nghịch”, được bộ GT-VT chấp nhận, ông trở thành người chịu trách nhiệm về kỹ thuật chính của nhà máy, lập đội sửa chữa lưu động. Năm 1997, ông thành lập công ty theo mô hình phân xưởng sửa chữa và buôn bán xe cũ tại khu công nghiệp Biên Hòa 2. Đến năm 2000 ông thành lập một xưởng lắp ráp xe tải nhẹ hiệu KIA, hoạt động mạnh mẽ, doanh thu tăng lên nhanh chóng nên chỉ trong vài năm sau ông đã xây dựng được nhà máy Chu Lai - Trường Hải (2003). Trong vòng gần 10 năm, công ty cổ phần Ô tô Trường Hải tại khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam hoạt động mạnh mẽ và trở thành một cái tên đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ láp ráp Ô tô tại Việt Nam, chiếm lĩnh gần 27,7% thị phần ô tô nội địa.

Có được những thành công như vậy là cả một quá trình nỗ lực không mệt mỏi của Doanh nhân Trần Bá Dương. Từ ước mơ là một thợ sửa chữa ô tô giỏi đến ước mơ làm chủ một một nhà máy lắp ráp ôtô, rồi một khu công nghiệp ôtô lớn...  và cuối cùng ông đã là một Tổng giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn Ô tô Trường Hải. Tất cả ông đều đã đạt được bằng chính nghị lực, niềm đam mê và tâm huyết của cả đời mình.

Để xây dựng được khu công nghiệp Ô tô Trường Hải phát triển vững mạnh trên mảnh đất Chu Lai chỉ có cát và nắng như ngày hôm nay là cả một quá trình phát triển lâu dài, là tài năng lãnh đạo kinh doanh và tầm nhìn chiến lược của Doanh nhân này. Chu Lai không phải là nơi màu mỡ thu hút các nhà đầu tư vì đây là một mảnh đất luôn chịu nhiều thiên tai, bão lũ và là một mảnh đất thuần nông. Nhưng với Doanh nhân Trần Bá Dương thì đây là một địa điểm có nhiều ưu điểm về mặt chiến lược, thích hợp để phát triển khu công nghiệp Ô tô Trường Hải trên mô hình tập trung, tức là xây dựng một nơi tập trung sản xuất tất cả máy móc, phát triển các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực cơ khí, ô tô… Đó là cách giúp Trường Hải nhanh chóng hội nhập Asean và trở thành một thương hiệu đứng đầu Asean trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Dự kiến, đến năm 2018 ông sẽ hoàn tất quy trình hội nhập Asean của Trường Hải. Và ông cũng ước mơ một ngày nào đó kỹ sư Việt Nam sẽ đưa ngành công nghiệp sản xuất ô tô của chúng ta lên ngang tầm khu vực.

Kể từ khi Trường Hải đặt tại khu kinh tế mở Chu Lai cho đến nay đã giúp địa phương giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân nơi đây với số lượng đáng kể, từ những người nông dân với thành phần kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào mùa vụ, đời sống bấp bênh bởi thiên tai đến lớp thanh niên không có công ăn việc làm… họ dần dần trở thành công nhân của Trường Hải, có mức thu nhập ổn định hằng tháng. Và chính nhờ sự xuất hiện của Trường Hải, mảnh đất kén nhà đầu tư này đã trở thành một mảnh đất màu mỡ, thu hút nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực đầu tư. Từ đó đến nay có rất nhiều doanh nghiệp về đây đầu tư xây dựng, thành lập công ty, nhà máy như: nhà máy Kính nổi Chu Lai của công ty Kính nổi Chu Lai – Indexco, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH CCI Việt Nam, gỗ xuất khẩu của Công ty CP gỗ Minh Dương Chu Lai, thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Vinh Gia, vật liệu hoá chất xây dựng của công ty Mapei… Mảnh đất Chu Lai đang dần chuyển mình cùng với những phát triển, đầu tư của các doanh nghiệp, mà cái tên trước hết phải được nhắc đến là Trường Hải - Thaco.

Trở thành doanh nhân thành đạt với TGĐ Trần Bá Dương không đơn giản chỉ là phấn đấu vì sự giàu có mà cao hơn là vì niềm đam mê, sự yêu thích, những ước mơ và ông luôn tâm huyết để đạt được. Theo ông, “Các bạn trẻ muốn trở thành một doanh nhân không nhất thiết phải thành lập một công ty mà nên trang bị cho mình thật tốt các kỹ năng quản trị, quản lý kinh tế và đầu quân cho một công ty với tinh thần làm việc tận tâm, tận lực”. Chính niềm đam mê, tâm huyết và sự nỗ lực không ngừng đã giúp ông trở thành một Doanh nhân thành đạt và là thần tượng của nhiều bạn trẻ.

Năm 1941, đồng chí Lê Quảng Ba cũng chính là người đã bảo vệ và dẫn đường đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó. Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt cột mốc 108 biên giới Trung Quốc - Việt Nam địa phận thuộc Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng để về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đồng chí Lê Quảng Ba đã kể lại hành trình lịch sử này trong hồi ký của mình. Theo đó, cuối năm Canh Thìn (1940), đồng chí Lê Quảng Ba nhận nhiệm vụ dẫn đoàn của Bác Hồ từ Nậm Quang (Tĩnh Tây, Trung Quốc) về nước… Đồng chí dẫn đoàn theo những vệt đường mòn, lượn giữa các nếp núi tiếp nối nhau ở vùng biên cương hướng về Cao Bằng.

Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chởm đá, hoa lau dọc sườn núi, đồng chí Lê Quảng Ba nhận ra cây mậy rẫy (tức là cây si) sum suê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đá 108. “Đứng cạnh Bác trên cái mốc biên giới đã quen biết ấy, nghĩ tới quê hương thân thiết ruột rà, tôi cảm thấy mình vô cùng gần gũi Bác, như đứa con yêu quý ở bên cha, như người chiến sĩ đứng sau lá cờ người tổng chỉ huy sẵn sàng nhận lấy nhiệm vụ khó khăn nhất”, Thiếu tướng Lê Quảng Ba kể lại cảm xúc của mình trong hồi ký.

Đồng chí Lê Quảng Ba dự định sẽ đưa Bác về ở tạm nhà của gia đình ông Máy Lì, người dân tộc Nùng là cơ sở cách mạng của ta. Tuy nhiên vì thương gia đình ông Máy Lì, không muốn phiền gia đình ông phải ở chật chội vì đoàn đông người, Bác đã đề nghị chuyển đi tìm chỗ khác. Không thuyết phục được đoàn ở lại nhà mình, cuối cùng ông Máy Lì dẫn đoàn đi về phía hang núi. Hang này ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới. Người ta gọi đó là hang Cốc Bó tức hang Đầu Nguồn. Bác cùng đoàn bằng lòng ở tạm đây.