Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 53 triệu tấn thép, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng lượng thép xuất khẩu cả năm nay của nước này được dự báo sẽ phá kỷ lục 110 tấn thiết lập vào năm 2015.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 53 triệu tấn thép, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng lượng thép xuất khẩu cả năm nay của nước này được dự báo sẽ phá kỷ lục 110 tấn thiết lập vào năm 2015.
Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất sắt thép trong nước tăng lên, điều này khiến xuất khẩu nhiều chủng loại thép của Việt Nam tăng mạnh. Sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó, EU là một trong những thị trường nhập khẩu sắt thép lớn của Việt Nam, chiếm trên 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam. Những nội dung đáng chú ý; DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG 1. Tình hình xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang thị trường EU năm 2016 - 2020 1.1 Về kim ngạch 1.2 Về chủng loại, thị trường 2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, nhu cầu sắt thép và sản phẩm sắt thép của EU 2.1 Về sản xuất 2.2 Về tiêu thụ 2.3 Nhu cầu nhập khẩu sắt thép của EU và thị phần của Việt Nam 3. Cơ hội, thách thức trong xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang thị trường EU và giải pháp 3.1 Cơ hội 3.2 Khó khăn, thách thức 3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang EU DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU ĐỒ BẢNG Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;
(KTSG Online) - Thép Trung Quốc với giá rẻ đang tràn ra thị trường thế giới khi nước này tìm cách bán tháo sản lượng dư thừa ra nước ngoài. Đây được xem là động thái tất yếu của Trung Quốc trong bối cảnh nhu cầu trong nước đình trệ và các nước gia tăng điều tra chống phá giá với thép nhập từ nước này.
Lượng thép tồn của nhà sản xuất hiện nhiều hơn so với lượng tồn của nhà phân phối, tương tự như lượng tồn vào năm 2020. Hiện các nhà sản xuất còn khoảng 4 triệu tấn thép tồn kho.
Trung Quốc chỉ xuất khẩu lượng nhỏ trong tổng sản lượng hơn 1 tỉ tấn thép thô trong năm 2023. Nhưng là nước sản xuất nhiều thép nhất thế giới – chiếm hơn 50% trong tổng sản lượng 1,89 tỉ tấn của thế giới, công suất thép dư thừa tại Trung Quốc có thể làm gián đoạn thị trường toàn cầu, nếu nhu cầu nội địa của nước này giảm.
Trung Quốc đã xuất khẩu 53 triệu tấn thép trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 24% so với cùng kỳ. Sản lượng thép trong năm 2024 có thể mức cao kỷ lục 110 triệu tấn được thiết lập năm 2015.
Do thép từ Trung Quốc dư dôi, giá thép cuộn cán nóng tại thị trường Đông Nam Á đã giảm mạnh từ khoảng 700 - 900 đô la/tấn, bao gồm cước vận chuyển, trong năm 2021 đến giữa năm 2022, xuống khoảng 510 - 520 đô la/tấn hiện nay, tức giảm 27-42%.
Giá thanh toán ngắn hạn đối với hợp đồng tương lai thép cuộn cán nóng trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago cũng đã giảm mạnh từ hơn 1.000 đô la từ cuối năm ngoái xuống còn khoảng 660 đô la, tức giảm 34%.
Xuất khẩu của các hãng thép lớn Nhật Bản cũng đang bị ảnh hưởng bởi xu hướng trên. Trong lần báo cáo kết quả kinh doanh tháng 5-2024, Nippon Steel nói giá giảm ở thị trường nước ngoài, chủ yếu do các dòng sản phẩm Trung Quốc cạnh tranh. Hãng dự báo lợi nhuận trong năm tài chính 2024 sẽ giảm 90 tỉ yen (573 triêu đô la) so với năm trước đó.
“Chúng tôi phải tiếp tục chiến lược của mình với giả định rằng sản xuất của Trung Quốc sẽ tiếp tục ở mức cao. Điều này sẽ đẩy chúng tôi vào tình hình kinh doanh khó khăn hơn”, Chủ tịch Tadashi Imai phát biểu.
Chiến lược chiếm lĩnh thị trường
Theo WTO, Trung Quốc đã quyết liệt mở rộng ngành công nghiệp thép trong thập niên qua, với mong muốn giành vị thế độc quyền trên toàn cầu.
Sản lượng ngành thép Trung Quốc vượt hẳn công suất của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu cộng lại. Trung Quốc muốn tiếp tục phát triển ngành sản xuất công nghiệp thì phải dựa vào ngành thép. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng tình trạng dư thừa thép của Trung Quốc “không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chiến lược”.
Tháng 9-2016, Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC) đã quyết định hợp nhất Tập đoàn thép Baowu và Tập đoàn sắt thép Vũ Hán với tên gọi mới là Baowu Steel China. Trong những năm tiếp theo, Baowu tiếp tục thâu tóm 14 hãng thép khắp Trung Quốc để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Tháng 6-2023, Hiệp hội Thép Thế giới đã công bố rằng trong số 50 nhà sản xuất thép thô lớn nhất thế giới, có 27 công ty là của Trung Quốc.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian qua, khiến nhiều nước lo ngại. Giải quyết công suất thép dư thừa đã được các nhà lãnh đạo G7 và G20 thảo luận từ năm 2016, dẫn đến việc thành lập Diễn đàn toàn cầu về dư thừa năng lực thép (GFSEC).
Tuy vậy Trung Quốc đã rút khỏi GFSEC vào năm 2019 với lý do "đã hoàn thành sứ mệnh của mình". Năng lực sản xuất của nước này, vốn giảm từ năm 2016 đến 2018, bắt đầu tăng trở lại từ năm 2019.
Lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Trung Quốc cũng đang xấu đi. Theo Sumitomo Corp Global Research, hồi tháng 4-2024 chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khảo sát các nhà sản xuất và các hãng buôn bán thép Trung Quốc và công bố chiến lược toàn quốc nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất.
“Tuy nhiên, trên thực tế, việc cắt giảm sản lượng không có tiến triển”, một nguồn tin từ một hãng sản xuất thép lớn của Nhật Bản cho biết. Sản lượng thép thô trong tháng 5 vừa rồi đã tăng 2,7%. Một số nhà phân tích tin rằng chính quyền địa phương, vốn muốn tránh tình trạng việc làm và tài chính trở nên xấu đi, đang duy trì hiện trạng dư thừa công suất, bất chấp lời kêu gọi của chính phủ trung ương.
Các hãng thép ở các nước phát triển đặc biệt quan tâm sự gia tăng sản lượng các loại thép tấm Trung Quốc chất lượng cao cho xuất khẩu. Năm 2015, xuất khẩu thép thanh sử dụng trong xây dựng vượt 30 triệu tấn, nhưng đến năm 2023 giảm còn dưới 6 triệu tấn.
Thay vào đó, xuất khẩu thép tấm cán nóng của Trung Quốc, vốn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, đã tăng hơn 40% lên hơn 20 triệu tấn vào năm 2023. Trong năm tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu đạt gần 12 triệu tấn.
Nhập khẩu thép của Nhật Bản đã tăng 15 tháng liên tiếp trong năm tính đến tháng 4, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 86% trong thời gian đó. Xuất khẩu gián tiếp đi qua nước thứ ba hoặc được xử lý theo cách khác để tránh các biện pháp chống bán phá giá đang gây lo ngại ở nhiều nước.
Số vụ điều tra chống bán phá giá với thép Trung Quốc trên toàn thế giới đã tăng nhanh. Trong năm 2023, chỉ có 5 vụ, trong đó có 3 liên quan đến sản phẩm thép Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay, số vụ điều tra là 14, trong đó có 10 vụ liên quan đến thép Trung Quốc. Các nước tiến hành điều tra chống phá giá trong năm nay gồm Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Brazil, Chile…
Tuy vậy, số lượng cuộc điều tra chống phá giá vẫn còn thấp so với 39 vụ vào năm 2015 và 2016. Một số nhà quan sát cho rằng hiện nhiều nước đang phát triển không muốn làm Bắc Kinh không hài lòng khi tiến hành điều tra chống phá giá.
Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, chỉ ra rằng: “Trung Quốc đang chuyển cơ sở sản xuất xe điện và các sản phẩm khác ra nước ngoài. Đồng thời họ cũng đưa thép và phụ tùng sang những nước này với số lượng ngày càng gia tăng”.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy chiến lược gọi là "lực lượng sản xuất chất lượng mới" để mở rộng đầu tư vào các ngành sản xuất tiên tiến như xe điện và trí tuệ nhân tạo. Các hãng thép lớn của đại lục cũng nhanh chóng tăng cường năng lực sản xuất tấm thép điện dùng trong động cơ xe điện.
Nếu tình trạng sản xuất dư thừa trong nước trong nước tiếp tục, Trung Quốc có thể hạ giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu nhằm kích thích nền kinh tế.
“Nguy cơ xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng và không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra”, nhà kinh tế trưởng Nishihama nhận định.
CÔNG TY TNHH THÉP TÂN THẮNG LỢI
Địa chỉ: 95A Lê Hồng Phong, Phường Phước Hòa, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 0913462203 – 0583872889
Đại diện pháp luật: Nguyễn Thắng
Kinh doanh tôn lợp, thép hộp, thép hình, thép ống, thép tấm, sắt thép xây dựng, xà gồ, phụ kiện, …