Chương trình hỗ trợ đào tạo sau học bổng và trao tặng học bổng cho 100 học sinh, 100 sinh viên toàn quốc có tổng trị giá 2,2 tỷ đồng.
Chương trình hỗ trợ đào tạo sau học bổng và trao tặng học bổng cho 100 học sinh, 100 sinh viên toàn quốc có tổng trị giá 2,2 tỷ đồng.
Trao đổi với Thanh Niên, anh Nguyễn Sinh Quang Anh, Quản lý chương trình học bổng của Saigon Children's Charity (saigonchildren, một tổ chức từ thiện đăng ký tại Anh và hoạt động tại Việt Nam), cho biết đang chuẩn bị 1.921 suất học bổng cho học sinh, sinh viên tất cả bậc học cho năm học 2024-2025. Đây là học bổng duy trì trao mỗi năm đến khi các bạn tốt nghiệp CĐ, ĐH nếu gia đình vẫn nằm trong tiêu chí xét chọn hỗ trợ.
Theo anh Quang Anh, các suất học bổng có giá trị từ 300 USD (7,4 triệu đồng, áp dụng với bậc phổ thông) đến 600 USD (14,9 triệu đồng, áp dụng với bậc CĐ, ĐH) mỗi năm. Để nhận học bổng, học sinh, sinh viên phải đáp ứng các tiêu chí như gia đình thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo; gia đình chưa nhận hỗ trợ từ nhà nước hay tổ chức xã hội nào; gặp rào cản với việc tiếp tục đi học và theo đuổi ước mơ tương lai...
Về quy trình trao học bổng, anh Quang Anh nói dựa trên danh sách đề xuất từ nhà trường và đơn vị quản lý giáo dục, saigonchildren sẽ cùng giáo viên và cán bộ địa phương đến thăm tận nhà của học sinh, sinh viên để tìm hiểu rõ hoàn cảnh và nhu cầu. Đây là cơ sở chính để đơn vị quyết trao học bổng cho những bạn cần giúp đỡ nhất trong thời gian lâu dài, qua đó giảm thiểu áp lực lên gia đình cũng như chính bản thân các em.
"Giá trị học bổng mỗi cấp học khác nhau tương ứng với nhu cầu, chi phí mỗi cấp và các em ở cùng cấp thì mức hỗ trợ như nhau không phân biệt hoàn cảnh gia đình. So với năm học 2022-2023, năm học 2023-2024 chúng tôi tăng mức học bổng từ 27%-63% với cấp phổ thông và 14% với cấp ĐH, CĐ", nam quản lý chia sẻ, nói thêm mỗi suất học bổng gồm hỗ trợ học phí, văn phòng phẩm, thực phẩm, tổ chức hoạt động tập huấn...
Phụ huynh học sinh nhận hỗ trợ gạo định kỳ từ chương trình học bổng
Một học sinh được nhận học bổng
Từ năm học tới, đơn vị cũng dự kiến triển khai một số kế hoạch mới như kết nối sinh viên với người lao động giàu kinh nghiệm để nhận cố vấn và định hướng cho sự nghiệp, hay tập huấn cho phụ huynh nhằm tăng cường sự theo dõi, hỗ trợ con trẻ trong quá trình học tập, giảm nguy cơ nghỉ học sớm và cải thiện kết quả học tập. Các em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được đề xuất tặng thêm xe đạp, máy tính cầm tay, kính mắt, máy trợ thính...
Theo anh Quang Anh, chương trình hỗ trợ gần 2.000 trẻ khó khăn/năm. Thông tin từ báo cáo thường niên của chương trình học bổng cho thấy, 1.895 học sinh nhận học bổng trong năm học 2023-2024, trong đó có 1.803 em hoàn thành trọn năm học, đạt tỷ lệ 95% và tăng 2% so với niên khóa trước. Riêng với bậc CĐ, ĐH, 89 em tốt nghiệp ra trường để chuẩn bị bước vào thị trường lao động.
Ngoài hỗ trợ tài chính, nâng cao kỹ năng mềm và trau dồi kiến thức xã hội cũng là nội dung được chú trọng trong chương trình học bổng. Như năm học vừa qua, 13 lớp tập huấn về chủ đề an toàn mạng đã được tổ chức. Khoảng 737 học sinh thụ hưởng từ mọi bậc học cũng được tham gia vào các sự kiện nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết trung thu hay những hội trại, tham quan thực tế.
Kiều My, một học sinh lớp 9 tại Trà Vinh đã nhận học bổng trong 4 năm, chia sẻ: "Gói học bổng có giá trị rất lớn vì con được tiếp tục đến trường và cố gắng học tập, đồng thời mẹ con đỡ áp lực kiếm tiền đóng học phí cho con. Trong dịch Covid-19, con cũng được tặng điện thoại mới để học trực tuyến khi không thể đến trường. Hiện tại, con vẫn đồng hành với thiết bị này hằng ngày cho việc liên lạc và học ngoại ngữ".
Cơ sở Hòa Lạc của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ đón khoảng 6.000 học sinh, sinh viên từ 8 trường, khoa trực thuộc, tăng gấp 3 so với năm ngoái.
Theo kế hoạch của Đại học Quốc gia Hà Nội, các trường có sinh viên học tại Hòa Lạc trong năm học tới gồm sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược và Đại học Công nghệ, trường Đại học Việt Nhật, Luật, khối sư phạm trường Đại học Giáo dục, Trường Quốc tế, Khoa các Khoa học liên ngành và toàn bộ khối 10 trường THPT Khoa học Giáo dục (HES).
Việc đưa sinh viên lên học tại Hòa Lạc đã được thực hiện từ năm ngoái với khoảng 2.000 em ở bốn trường thành viên là Y Dược, Việt Nhật, Giáo dục và Quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu cho số lượng học sinh, sinh viên gấp ba lần năm ngoái, Đại học Quốc gia Hà Nội đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng bộ các khu liên quan như giảng đường, khu nội trú, khu nghiên cứu, giáo dục thể chất, các khu hoạt động trải nghiệm.
Một góc Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc. Ảnh: Fanpage Đại học Quốc gia Hà Nội - VNU
Đề án quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 10/2013, gồm 21 dự án, quy mô đáp ứng khoảng 60.000 sinh viên.
Hồi đầu tháng 7, Trưởng ban Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết đã hoàn thiện khu giảng đường cho hàng nghìn sinh viên. Trường Quốc tế tại Hòa Lạc sẽ được khởi công cuối năm nay với quy mô gần 13.000 m2 sàn xây dựng. Khu ký túc xá số 4 với hơn 5.000 chỗ ở cũng được hoàn thiện và sử dụng trong thời gian tới.
Dự kiến đến năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa khoảng 15.000 sinh viên đến học tập tại đây.
Khuôn viên Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình "5 trong 1": Trung tâm đào tạo tài năng; trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ; trung tâm đổi mới sáng tạo; đô thị đại học thông minh; trung tâm thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu.
Đại học Quốc gia Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 vào top 100 châu Á, top 500 thế giới; đến năm 2040 vào top 300. Hiện tại, theo xếp hạng của tổ chức QS (Quacquarelli Symonds), Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong nhóm 1.000 đại học tốt nhất thế giới.