Rắn Hổ Mang Bò Vào Nhà

Rắn Hổ Mang Bò Vào Nhà

(Mytour) Rắn là loài động vật khiến nhiều người sợ hãi. Vậy khi rắn bò vào nhà là dấu hiệu gì? Là điềm lành hay điềm dữ? Nên xử lý như thế nào khi gặp tình huống này? Hãy cùng Mytour tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

(Mytour) Rắn là loài động vật khiến nhiều người sợ hãi. Vậy khi rắn bò vào nhà là dấu hiệu gì? Là điềm lành hay điềm dữ? Nên xử lý như thế nào khi gặp tình huống này? Hãy cùng Mytour tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rắn bò vào nhà mang ý nghĩa gì? Tốt hay xấu?

Việc rắn bò vào nhà đậm chứa ý nghĩa tâm linh huyền bí, ẩn chứa cả điềm lành và điềm xấu.

a. Tâm lý quyết định mọi thứ: Giữ bình tĩnh

Rắn là một loài động vật khiến nhiều người sợ hãi. Thường khi nhìn thấy rắn, con người sẽ trở nên hoảng sợ và muốn chạy trốn hoặc tấn công. Tuy nhiên, cả hai hành động đều không giải quyết được vấn đề.

Nếu bạn la hét hoặc tấn công chúng, chúng sẽ phản ứng bằng cách lao đến và tấn công lại bạn, tạo ra tình huống nguy hiểm. Vì vậy, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và sau đó tìm cách xử lý vấn đề.

Khi thấy rắn bò vào nhà, hãy sử dụng một cây gậy dài hoặc cán chổi để đuổi chúng đi, nhưng phải làm nhẹ nhàng để không khiến rắn phản ứng lại.

Cũng có thể sử dụng một tấm chăn mềm để phủ lên, sau đó tìm vật nặng để đặt lên, ngăn chặn rắn không thể thoát ra. Rắn sẽ bị lạc hướng vì không thể nhìn thấy gì.

Nếu nhìn thấy rắn ẩn nấp trong góc nhà, bên cạnh tủ, hãy để nó yên và không đụng chạm. Sau khi đã đưa tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em ra ngoài, hãy tìm thêm một số người có kinh nghiệm để cùng giúp đỡ đuổi rắn ra ngoài.

Rắn bò vào nhà là dấu hiệu gì? Tại sao rắn lại bò vào nhà?

Rắn được coi là biểu tượng của sự nhanh nhẹn, quyết đoán và huyền bí trong tâm linh. Do đó, nó mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tốt và xấu trong tâm hồn mỗi người.

Rắn bò vào nhà là một hiện tượng phổ biến và bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Rắn thường sinh sống và tìm kiếm thức ăn ở khu vực gần sông, nơi có nhiều cây cỏ dày đặc. Nếu bạn sống ở đó mà không dọn dẹp nhà cửa đều đặn, rắn bò vào nhà của bạn là điều tất yếu.

Trong mùa hè, khi thời tiết nắng nóng gay gắt, người ta thường gặp phải những con rắn bò vào nhà tìm nơi tránh nhiệt.

Nếu nhà bạn gần khu vực nuôi rắn, có thể xảy ra trường hợp chúng bò ra ngoài và vào nhà bạn.

b. Dấu hiệu xấu khi thấy rắn bò vào nhà

Rắn độc bò vào nhà dự báo điều không may mắn sắp xảy ra. Những sự cố không mong muốn có thể xảy đến với gia đình bạn bất kỳ lúc nào, do đó, hãy sẵn lòng để đối mặt với chúng.

Điều này cũng là dấu hiệu bạn có thể sắp gặp phải sự hại hoặc âm mưu từ kẻ thù, vì vậy, hãy cẩn trọng trong các mối quan hệ xã hội cũng như trong kinh doanh để tránh gặp rắc rối.

Rắn bò vào gầm giường hoặc bàn thờ

Rắn bò vào vị trí dưới gầm giường hoặc bàn thờ của bạn là một dấu hiệu xấu liên quan đến vấn đề âm phủ, ma quỷ. Gia chủ nên kiểm tra xem mộ tổ tiên của mình có bị xâm phạm hay gặp vấn đề gì không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đường về nhà, nếu bạn gặp một con rắn bò qua cổng, hãy cẩn thận khi đi lại vì điều này là dấu hiệu bạn có thể gặp phải tai nạn.

Nếu mơ thấy rắn bò vào nhà, điềm báo đó có ý nghĩa gì?

Rắn là biểu tượng của nhiều khía cạnh, trong giấc mơ, rắn thường biểu hiện cho dục vọng, năng lượng tiềm ẩn… Giấc mơ về rắn mang theo nhiều ý nghĩa và sức mạnh huyền bí.

Nếu vô tình giết chết con rắn bò vào nhà, phải xử lý thế nào?

Theo quan niệm tâm linh, nhiều người kiêng kị không nên giết rắn khi chúng bò vào nhà. Đây là những quy định từ xưa đã được truyền lại và có nhiều lí do để giải thích cho việc cấm kị này.

Về mặt phong thủy, khi rắn lành bò vào nhà, điều đó mang lại điều tốt lành, may mắn cho gia chủ.

Về mặt khoa học, thức ăn chính của rắn thường là những con như chuột, côn trùng - những loài động vật gây phiền phức. Nếu có rắn trong nhà, nó sẽ giúp gia đình tránh khỏi sự quấy rối của các loại côn trùng gây hại.

Rắn là loài vật được coi là linh thiêng và những câu chuyện xoay quanh rắn thường liên quan đến việc chúng trả thù con người vì bị giết hại.

Do đó, khi rắn bò vào nhà, dù là rắn lành hay rắn dữ, bạn không nên giết chúng mà chỉ nên đuổi chúng đi.

Nếu bạn vô tình giết chết một con rắn, hãy đóng một cọc gỗ nhỏ ở phía trước nhà để tránh bị loài rắn trả thù.

Để hạn chế rắn bò vào nhà, bạn có thể làm gì?

Vì sự linh thiêng và bí ẩn của loài rắn, gia chủ không nên giết hại mà chỉ nên tìm cách để tránh chúng. Để giảm thiểu việc rắn xuất hiện trong khu vực nhà của bạn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

a. Mơ thấy rắn là điềm báo lành

Mơ thấy rắn là điềm báo tốt trong những trường hợp sau đây:

Mơ thấy con rắn biến thành rồng và bay lượn trên bầu trời

Mơ thấy con rắn đang bơi trên mặt nước

Mơ thấy rắn là điềm báo xấu trong những trường hợp sau:

Mơ thấy rồng biến thành rắn giết người

Mơ thấy con rắn bắt chuột hoặc ếch

Mơ thấy con rắn tấn công người khác

Mơ thấy rắn nằm uốn cong trên xà nhà

Mơ thấy con rắn nằm co quắp dưới giường

Thông tin hữu ích dành cho bạn:

Trót “phải lòng” với nghề nuôi rắn hổ mang phì nên dù đã đôi lần bị rắn cắn tưởng chết mười mươi nhưng anh Hoàng Đình Hiên, bản Phiêng Bua, Phường Noong Bua, T.P Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn không từ bỏ. Anh Hiên cho biết, nuôi con rắn hung dữ, cực độc này không chỉ là sở thích, đam mê mà nó còn mang lại nguồn thu nhập rất khá cho gia đình, năm “trúng quả” anh thu gần 600 triệu đồng.

Những người bạo gan nuôi được rắn hổ mang phì ở vùng lòng chảo tỉnh Điện Biên hiện đếm trên đầu ngón tay. Bởi loại rắn này không chỉ khó chăm sóc, kén thị trường tiêu thụ mà còn có đặc tính hung dữ, chỉ một cú đớp của nó, nếu không chữa kịp thời sẽ chết người. Người yếu tim, chỉ nghe thấy rắn thở phì phì, bành cổ, thè lưỡi là cũng bỏ chạy “mất dép”.

Vài lần bị rắn cắn, nguy hiểm đến tính mạng nhưng anh Hiên quyết không từ bỏ. Ngoài đan mê, nghề nuôi rắn thương phẩm mang lại cho anh Hiên khoản thu nhập trên 600 triệu đồng/năm

“Ngày nào bận, không chăm sóc được đàn rắn là cảm thấy bứt dứt khó chịu. Bởi vậy rảnh lúc nào là tôi lại ra kiểm tra chuồng rắn “nói chuyện”, vần vò từng con. Thậm chí khiêu khích cho chúng nổi giận, bành cổ lên thở phì phì để vừa quan sát vừa nghe tiếng thở “chuẩn đoán” chúng đang khỏe mạnh hay mắc bệnh gì không.” anh Hiên tâm sự.

Hổ mang phì được xếp vào loài rắn cực độc, có thể cắn chết người sau 4 tiếng đồng hồ. Bởi vậy, trước khi bắt tay vào nuôi, anh Hiên đã tìm hiểu kỹ đặc tính sinh sống và cách sơ cứu khi bị rắn cắn. Nhưng dù cẩn thận đến mấy, quá trình chăm sóc rắn, lúc bắt để bán cho thương lái, thi thoảng anh Hiên vẫn bị rắn cắn. Anh Hiên nhớ như in 2 lần bị rắn cắn vào tay tưởng chết mười mươi nhưng may mắn được người nhà sơ cứu kịp thời và đưa vào bệnh viện nên thoát nạn.

Do đang trong giai đoạn quy hoạch, mở rộng chuồng trại nên tạm thời anh Hiên nuôi rắn mang phì kiểu nhốt tập trung

“Nuôi rắn bị rắn cắn là điều khó tránh, khi đó cần nhanh chóng tiến hành các bước sơ cứu ban đầu, thực hiện thao tác rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, caro nặn bớt lọc độc trong máu. Trường hợp nhẹ thì có thể đắp thuốc gia truyền, còn nặng thì cần chuyển đến bệnh viện ngay mới có thể giữ được tính mạng.” anh Hiên cho biết.

Anh Hiên bắt đầu nuôi rắn thương phẩm từ năm 2014, tuy nhiên 2 năm đầu tiên do ít kinh nghiệm, đàn rắn dính phải bệnh nấm tróc vảy và chết hàng loạt khiến anh lỗ hơn 100 triệu đồng. Thất bại nhưng không nản trí, anh đi học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi rắn của các “tiền bối”, trở về thiết kế lại chuồng trại, mở rộng quy mô. Năm 2016 anh đầu tư nuôi nhiều nhất với số lượng 800 con, xuất bán 1 tấn rắn với giá gần 700 nghìn đồng/kg và thu được hơn 600 triệu đồng.

Không cứ độ tuổi, trọng lượng khi có thương lái đến mua là anh Hiên xuất bán cả đàn rắn. Tùy thời điểm, giá rắn mang phì dao động từ 600- gần 1 triệu đồn/kg

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang phì, anh Hiên cho biết: “Loài rắn này nếu nuôi nhốt tập trung rất hay cắn nhau. Bởi vậy cách nuôi khoa học là thiết kế mỗi con 1 chuồng diện tích 0,5m2. Rắn hổ mang phì là loài hoang dã nên tương đối ít dịch bệnh, nhưng nếu có thì hay mắc nhất là bệnh nấm tróc vẩy. Hiện bệnh này chưa có thuốc chữa mà cách phòng ngừa hiệu quả nhất là 1 tuần nên vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi sạch sẽ, giảm bớt mùi hôi và cho ăn thức ăn đảm bảo. Bình thường 6 ngày tôi mới cho đàn rắn ăn 1 lần, số lượng tính tăng theo độ tuổi và khẩu phần chủ yếu là cóc, rắn tạp và một số loại thịt nạc của động vật, như: lợn, gà, chó…”.

Để giảm bớt chi phí mua thức ăn, anh Hiên thường lên rừng bắt cóc và ngóe về cho rắn ăn. Điểm riêng của loài rắn là có khoảng 3 tháng ngủ đông, thời gian này chúng ăn ít hơn so với các mùa khác trong năm, nhưng cũng dễ mắc bệnh nên hàng ngày anh Hiên thường dành từ 3-5 tiếng đồng hồ kiểm tra chuồng trại và sức khỏe đàn rắn.

Hiện nay, sản phẩm rắn thịt rất kén thị trường tiêu thụ mà phần lớn bán cho thương lái dưới xuôi lên thu mua xuất sang Trung Quốc. Nhưng theo nhận định của anh Hiên, tại Điện Biên đang có rất ít người nuôi rắn thịt nên tương đối dễ bán và giá cả dao động từ 600 đến gần 1 triệu đồng/kg.

Rắn hổ mang có đặc tính hung dữ, cắn người. Nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong sau 4 tiếng đồng hồ

Chia sẻ với phóng viên, anh Hiên cho biết, hiện anh đã tự nhân giống được rắn hổ mang phì và chỉ phải nhập thêm số lượng rất ít. “Để nhân được giống cần chọn những con tầm 2 tuổi trở nên. Chú ý trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 thường là mùa động đực của rắn, khi đó chúng có những biểu hiện đặc trưng là con cái lục sục khắp chuồng và tiết ra 1 loại mùi quyến rũ con đực. Trước khi ghép đôi cho rắn sinh sản cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, tạo ổ lót rơm hoặc cỏ khô để rắn cái đẻ và ấp trứng. Một con rắn sinh sản có thể đẻ được từ 20 đến 30 trứng và ấp trong gần 2 tháng sẽ nở rắn con. Sau 3 ngày thì cho rắn con ăn thịt cóc, ngóe băm nhỏ và chăm sóc bình thường.” anh Hiên chia sẻ.

Nuôi rắn là nghề nguy hiểm, nhưng với anh Hiên càng nuôi càng đan mê. Anh cho biết, sắp tới sẽ đưa vào sử dụng khu nuôi rắn có quy mô đầu tư gần 1 tỷ đồng để thực hiện giấc mơ là giàu từ nghề nuôi rắn hổ mang phì.

Theo các bác sĩ, tấn công hay bỏ chạy đều không phải cách xử lý tốt khi gặp rắn.

Trong thời gian dọn dẹp nhà, công sở sau khi nước rút, người dân Hà Tĩnh phát hiện nhiều rắn độc như cạp nia, hổ mang trú ẩn. Một số loài còn nấp trong chăn, tủ quần áo…

Các bác sĩ cho biết vào mùa mưa hoặc nước lụt, rắn thường bò vào nhà để tìm nơi cao ráo trú ẩn. Do đó, người dân cần có kiến thức cơ bản để xử lý an toàn khi gặp tình huống này.

Các loài rắn nhất là rắn độc có khứu giác và tầm nhìn ban đêm tốt. Ở Việt Nam, loài vật này thường sống ở các khu rừng rậm, đồng bằng, đồng cỏ, bụi tre, bờ sông, suối… Nếu người dân sinh sống ở khu vực này không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, việc rắn di chuyển vào nhà là điều hiển nhiên.

Vào mùa hè, khi thời tiết oi bức, rắn cũng có thói quen bò vào nhà, nơi có không gian mát mẻ, để tìm chỗ tránh nóng. Trong mùa mưa hay ngập lụt, rắn cũng tìm nơi cao ráo, kín đáo trong nhà dân để ẩn nấp. Do đó, khi dọn dẹp nhà, công sở, cơ quan, trường học sau lũ, người dân dễ dàng phát hiện chúng.

Mùa ngập lụt, các loài rắn có thể bò vào nhà người dân để tìm nơi trú ẩn. Ảnh: SCMP.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Trương Phước Hữu, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), tâm lý chung của nhiều người là hoảng loạn, la hét và cố gắng đuổi đánh hoặc bỏ chạy khi thấy rắn trong nhà. Tuy nhiên, tấn công hay bỏ chạy đều không phải cách xử lý tốt khi gặp rắn. Điều này thậm chí có thể tạo ra tác động ngược, khiến rắn tấn công lại bạn và người trong gia đình, nhất là trẻ em.

Khi phát hiện rắn, bạn cần nhanh chóng quan sát xung quanh và thông báo cho người xung quanh. Nếu có trẻ em, hãy đưa trẻ đến xa khu vực có rắn và dặn bé không được đến gần. Trường hợp các loài rắn độc dễ nhận biết như lục đuôi đỏ, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, hãy chuẩn bị găng tay, mang ủng nếu có sẵn để tránh bị rắn cắn.

Sau đó, bạn có thể dùng cây gậy dài và nhẹ nhàng dọa đuổi chúng đi. Nếu rắn vẫn nằm yên trong hóc nhà, kẹt tủ hay quấn trong chăn, hãy để yên và đừng động đến chúng. Cách tốt nhất là gọi người có kinh nghiệm đuổi bắt rắn để cùng giải quyết, không nên xử lý một mình. Điều quan trọng nhất lúc này là giữ tâm lý bình tĩnh để giải quyết vấn đề, hành động dứt khoát.

Nếu không may mắn bị rắn độc cắn, bạn có thể gặp nguy hiểm tính mạng. Nọc các loài rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, lục đuôi đỏ, chàm quạp…, có thể gây rối loạn đông máu, phù nề, hoại tử, liệt cơ hô hấp, trụy tim.

Nạn nhân có thể tử vong trong vòng 30-60 phút nếu không được sơ cứu và dùng huyết thanh kháng nọc. Nguy hiểm hơn, nếu người xung quanh không có kỹ năng sơ cứu, nọc độc có thể xâm nhập nhanh hơn, tính mạng của nạn nhân càng thêm nguy cấp.

Khi phát hiện rắn trong nhà, nếu không có kinh nghiệm, bạn nên tránh xa và nhờ người giúp đỡ. Ảnh: Medium.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Xuân Dương, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết nếu không may mắn bị rắn độc cắn, việc sơ cứu ban đầu đúng cách trước đến bệnh viện góp phần làm chậm sự xâm nhập của nọc vào cơ thể. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo thao tác sơ cứu đúng cách, tránh làm hại thêm cho nạn nhân.

- Trấn an nạn nhân, giữ họ nằm yên, bất động các chi và tháo bỏ trang sức ở chân, tay.

- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường). Băng ép bất động làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.

- Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo, băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bạn có thể băng từ ngón đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn, sau đó dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng…) để cố định chân, tay bị cắn.

- Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

- Hỗ trợ hô hấp nếu bệnh nhân khó thở.

- Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong khi di chuyển, bạn nên đặt bệnh nhân nằm bất động, vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, vết cắn ở chân, tay thì có thể để buông thõng.

Bác sĩ Dương nhấn mạnh bất kỳ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định rắn lành, bệnh nhân đều cần được xử trí và theo dõi như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu bệnh nhân nhập viện trễ sau 1-2 ngày, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

Khi bị rắn độc cắn, nạn nhân cần được sơ cứu cơ bản và đến cơ sở y tế gần nhất. Ảnh: Sputniknews.

Sai lầm khi sơ cứu người bị rắn cắn:

- Ga-ro vết thương: Việc này có thể làm tắc nghẽn mạch máu, gây thiếu máu nuôi các chi và hoại tử vùng bị cắn. Nguy hiểm hơn, khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo ga-ro, chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng.

- Rạch, chọc, hút nọc độc ở vết cắn: Việc rạch vết thương để lấy máu đưa nọc độc ra ngoài không có lợi ích và sẽ gây hại thêm cho bệnh nhân do tổn thương mạch máu, dây thần kinh, nhiễm trùng…

- Áp dụng các phương pháp dân gian như dùng lá cây, đá chữa rắn cắn, chườm nước đá… Điều này có thể làm chậm trễ việc cấp cứu cho nạn nhân gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn, phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận vì ngay cả đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người.

Các biện pháp ngăn chặn rắn bò vào nhà:

- Biết về loại rắn trong vùng, khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là những nơi rậm rạp, ẩm ướt để rắn không đến cư trú. Đặc biệt, khi dọn dẹp nhà sau lũ, các đống đổ nát, rác, chăn là nơi rắn dễ trú ngụ, người dân nên tuyệt đối lưu ý, mang găng tay và ủng cao su khi dọn dẹp.

- Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đổ nát, rác, nơi nuôi động vật của gia đình. Đặc biệt, loài này thích ăn ếch, chuột…, bạn nên hạn chế những động vật này trong nhà.

- Tránh xa rắn, không cố tình đuổi bắt rắn độc, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Bạn nên đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc ở khu vực nhiều cây cỏ.

- Trồng một số loại cây như cây nén, sả, hoa lan tỏi, sắn dây…, quanh nhà sẽ khiến rắn không bò vào nhà. Bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu trong bếp để tạo mùi đuổi rắn như giã nhỏ tỏi, hành đựng trong túi vải treo quanh nhà. Hỗn hợp này có mùi nồng khiến rắn không đến gần.