Chứng vị hàn là chi vị dương bất túc, khi hàn tà quá thịnh sẽ xuất hiện những biến hóa bệnh lý như trong vị có hàn ngưng khí trệ, vị mất hòa giáng. Chứng vị hàn phần nhiều do hàn tà xâm nhập vị, ăn uống không điều độ chính là những yếu tố gây nên bệnh.
Chứng vị hàn là chi vị dương bất túc, khi hàn tà quá thịnh sẽ xuất hiện những biến hóa bệnh lý như trong vị có hàn ngưng khí trệ, vị mất hòa giáng. Chứng vị hàn phần nhiều do hàn tà xâm nhập vị, ăn uống không điều độ chính là những yếu tố gây nên bệnh.
Khi có các biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh nên chủ động đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa khám xét và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Thông thường, các bác sĩ khi điều trị bệnh này sẽ áp dụng đồng thời song song cả hai phương pháp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Do đó, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng của người bệnh để kê các loại thuốc uống phù hợp như thuốc glucocorticoid có tác dụng chống viêm khi người bệnh có các dấu hiệu chóng mặt. Thuốc này có chứa methylprednisolon nên khi dùng sẽ làm giảm tình trạng chóng mặt xảy ra ở người bị tiền đình.
Ngoài ra, almitrin – raubasin, betahistin cũng là các loại thuốc được sử dụng để tăng cường tuần hoàn cho hệ thống tiền đình. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc này theo giai đoạn cấp của bệnh và duy trì lâu dài trong quá trình điều trị bệnh.
Đối với trường hợp bị rối loạn tiền đình do chức năng tiền đình bị suy giảm thì người bệnh sẽ được dùng bổ sung thêm các loại thuốc hỗ trợ như ginkgo biloba và piracetam.
Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì bạn cần phải nắm rõ rối loạn tiền đình ăn gì phù hợp để có thể điều trị hiệu quả được chứng bệnh này?
Người lớn tuổi bị bệnh tiền đình thường do các khiếm khuyết ở hệ tiền đình gây ra và để cải thiện được các khiếm khuyết này, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu folate. Chúng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng hệ thống tiền đình ở người lớn tuổi.
Do đó, khi tìm hiểu rối loạn tiền đình ăn gì, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm từ đỗ như các loại đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ xanh hay các loại trái cây cam, quýt, chanh. bưởi…
Ngoài ra, bông cải xanh, súp lơ, đậu bắp, măng tây và các loại hạt đậu phộng, hướng dương, hạnh nhân… cũng là các loại thực phẩm giàu folate rất tốt cho sức khỏe của người bị bệnh rối loạn tiền đình.
Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm đó vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là đối với người cao tuổi bị rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình xảy ra do các tổn thương từ hệ thần kinh gây nên, vì thế việc bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi cho hệ thần kinh là vô cùng cần thiết. Người bệnh cũng không nên kiêng khem quá nhiều sẽ dẫn tới thiếu chất.
Đối với rượu bia và các chất kích thích thì cần hạn chế việc sử dụng vì chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh và gây nên các cơn đau đầu nghiêm trọng. Ngoài ra, một chế độ nghỉ ngơi và làm việc khoa học sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Trong trường hợp sử dụng thuốc cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được cho phép. Tạo cho mình thói quen khám sức khỏe định kỳ để luôn theo dõi tốt nhất tình trạng sức khỏe của bản thân.
Hy vọng, những thông tin chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn rối loạn tiền đình ăn gì và nên làm gì để phòng tránh bệnh tiền đình. Chúc bạn sẽ luôn có một sức khỏe dẻo dai và nói không với bệnh rối loạn tiền đình.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.
Hội chứng là một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng bệnh có mối tương quan với nhau và thường là một bệnh cụ thể hoặc một rối loạn. Dưới đây giới thiệu tới độc giả 10 hội chứng được đặt theo tên các nhân vật văn học.
Đây là một hội chứng được đặt theo tên một nàng công chúa xinh đẹp với mái tóc dài, vàng mượt trong truyện cổ tích anh em nhà Grimm. Trong truyện, nàng công chúa bị mắc kẹt trên đỉnh một toà tháp cao đã thả mái tóc dài xuống để hoàng tử leo lên cứu mình. Về mặt y học, hội chứng này gọi là trichobezoar (thể kết của tóc), tình trạng hiếm gặp này được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường ruột do ăn tóc và xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trichotillomania, một tình trạng tâm lý biểu hiện thôi thúc người bệnh nhổ tóc và ăn không kiểm soát. Bệnh nhân thường trình bày cho bác sĩ triệu chứng đau bụng, buồn nôn và ói mửa. Các triệu chứng khác của hội chứng Rapunzel bao gồm đầy bụng, giảm sự thèm ăn, giảm cân, táo bón hoặc tiêu chảy.
Hội chứng này được đặt theo tên một nhân vật nổi tiếng trong kịch của Shakespeare bởi hành động sát hại vợ của mình trong cơn ghen tuông. Cũng được gọi là ghen tuông ảo tưởng. Hội chứng mô tả niềm tin của một người rằng người bạn đời của họ không chung thủy; và do đó sẽ đưa ra những lời buộc tội không có căn cứ để kết tội vợ hoặc chồng của mình. Càng ngày người bị nghi ngờ sẽ chịu đựng những đau đớn về tinh thần, mất tự do và có thể bị chịu đựng bạo lực.
Được đặt theo tên người phụ nữ hoạt bát nhưng tỉ mỉ, khó tính, từ vở kịch của Oscar Wilde. Bệnh phổi do vi khuẩn này biểu hiện các triệu chứng như ho dai dẳng, khó thở và thờ ơ; và thường được điều trị bằng kháng sinh mạnh và thuốc chống lao.
Là hội chứng đặt theo tên của một cậu bé không chịu lớn, Peter Pan – một nhận vật do nhà văn JM Barrie sáng tạo nên. Những người mắc hội chứng này thể hiện sự ‘non nớt’ trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Họ trốn tránh trách nhiệm, phản đối các chuẩn mực chung được chấp nhận. Và thường tập trung nhiều vào tưởng tượng hơn là cuộc sống thực tế.
Được đặt theo tên của nhân vật chính trong tác phẩm ‘Cậu bé rừng xanh’ của Rudyard Kipling . Hội chứng này được sử dụng để mô tả những đứa trẻ có đặc điểm tinh thần và/hoặc thể chất yếu, đặc biệt là những trẻ phải chịu đựng những căng thẳng rất lớn do sự thờ ơ và lạm dụng của cha mẹ. Nó cũng được dùng để chỉ những đứa trẻ lớn lên mà không chịu ảnh hưởng giáo dục của con người, chẳng hạn như những đứa trẻ được cho là bị bỏ rơi và được nuôi dưỡng bởi động vật hoang dã.
Hội chứng được đặt theo tên nàng Lọ Lem – Cinderella của Charles Perrault. Đây là nhân vật cổ tích đã được Disney chuyển thể thành phim hoạt hình. Trong tâm lý học, con nuôi hoặc con riêng đôi khi có thể được quan sát là có hội chứng này. Những người con này sẽ dựng lên những câu chuyện kỳ quặc về cách họ bị lạm dụng, ngược đãi và/hoặc bị bỏ rơi bởi mẹ nuôi, mẹ kế hay cha dượng của họ.
Được đặt theo tên của một cậu bé phàm ăn rất béo, tên là Joe Pickwick, một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Charles Dickens. Về mặt y học được gọi là hội chứng giảm thông khí do béo phì. Tình trạng y tế này liên quan đến sự kết hợp của béo phì quá mức và ngưng thở khi ngủ. Đây là một rối loạn đe dọa tính mạng được đặc trưng bởi sự gián đoạn nhịp thở lặp đi lặp lại trong khi ngủ.
Hội chứng được đặt theo tên một nhân vật phiêu lưu nổi tiếng được tạo ra bởi nhà văn Mark Twain. Nhân vật Huckleberry Finn bị bố bỏ rơi và không nhận thức được trách nhiệm của mình. Tâm lý học cho rằng, người có hội chứng này từ khi còn nhỏ đã luôn cố gắng trốn tránh trách nhiệm, lớn lên sẽ thay đổi bạn bè, công việc, không có sự ổn định trong cuộc sống. Đây có thể là một có chế tự vệ cho bản thân vì từ bé không được cha mẹ công nhận năng lực hoặc bị chối bỏ, dẫn tới trẻ có biểu hiện trầm cảm và tự hạ thấp bản thân mình.
Được đặt theo tên của nhân vật trong tiểu thuyết của Oscar Wilde, kể về một chàng trai trẻ đẹp, không muốn già đi. Hội chứng mô tả những người quá quan trọng về ngoại hình hoàn hảo mặc dù không có bất kỳ khiếm khuyết. Họ gặp khó khăn trong việc đối phó với sự lão hóa. Do đó, họ cố gắng ‘bám lấy tuổi trẻ’ của họ bằng cách phụ thuộc nhiều vào các kỹ thuật thẩm mỹ và sản phẩm làm đẹp.
10. Hội chứng ‘Alice ở xứ sở thần tiên’
Được đặt theo tên của nhân vật nữ chính trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Lewis Carroll. Rối loạn thần kinh này là tình trạng trong đó một người nhìn thấy bị biến dạng hình ảnh, nhận thấy các bộ phận của cơ thể hoặc bất kỳ đối tượng nào khác đã bị thay đổi hình dạng, kích thước. Mặc dù, nó liên quan nhất với chứng đau nửa đầu, nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh, nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân hoặc dùng thuốc gây ảo giác.
Duy Anh Tham khảo Faculty of Medicine