Du Học Nhật Phong Lừa Đảo Không Trả Tiền Qua App Nào

Du Học Nhật Phong Lừa Đảo Không Trả Tiền Qua App Nào

Để có thể tránh tình trạng bị lừa đảo qua mạng, người dân cần lưu ý một vài điểm như sau:

Để có thể tránh tình trạng bị lừa đảo qua mạng, người dân cần lưu ý một vài điểm như sau:

Khi phát hiện bị lừa đảo qua mạng thì phải trình báo tại đâu?

Khi bị lừa đảo qua mạng, người bị hại tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Người bị hại còn có thể trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

TP - Trong 3 - 4 năm nay, Việt Nam trở thành nước quan trọng hỗ trợ Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Nhưng nhiều người Việt Nam bị các công ty môi giới lừa sang Nhật Bản bằng thông tin sai lệch, khiến họ vỡ mộng khi thực tế không như mong muốn. Nhiều người bị dụ dỗ vào con đường phạm pháp.

Đó là những thông tin được đưa ra tại buổi hội thảo cung cấp thông tin về du học sinh và thực tập sinh sang Nhật Bản được Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức chiều 22/1 tại Hà Nội.

Theo thống kê của Nhật Bản, hiện có khoảng 300.000 người Việt Nam đang lưu trú tại Nhật Bản. Nhưng trong vòng 3-4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm nước ngoài (hơn 90% là trộm cắp) phân theo quốc gia và số thực tập sinh người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản.

Theo thống kê của Nhật Bản, năm 2017 người Việt Nam gây ra 3.591 vụ phạm pháp hình sự tại Nhật Bản, tăng gần 168% so với năm 2016.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio nói, nhiều bạn trẻ Việt Nam đến Nhật Bản bị lợi dụng và đẩy vào con đường phạm tội. Những kẻ môi giới hay công ty phái cử thiếu đạo đức lừa các bạn trẻ bằng những lời ngọt ngào như: “Nếu đi Nhật Bản thì vừa học vừa làm có thể kiếm được nhiều tiền”, hay là: “Sẽ cố gắng thu xếp để các bạn có thể đi Nhật Bản sớm”. Ngoài ra, các môi giới và công ty phái cử thiếu đạo đức này luôn yêu cầu trả phí môi giới với nhiều lý do khác nhau, khiến các bạn trẻ phải mang gánh nặng nợ trước khi đến Nhật Bản.

Đại sứ Umeda cảnh báo, các bạn trẻ Việt Nam không thể vừa đi học tại các trường dạy tiếng Nhật vừa làm thêm. Nếu làm thêm vào ban đêm thì ban ngày không thể học ở trường. Và nếu làm như vậy cũng không thể trả hết nợ vay. Rơi vào hoàn cảnh đó, những kẻ môi giới thiếu đạo đức lại dụ dỗ và lôi kéo các bạn trẻ vào những tổ chức tội phạm.

Đối với những người đi theo diện thực tập kỹ năng, có những doanh nghiệp Nhật Bản vi phạm pháp luật, như không trả lương ngoài giờ cho người lao động. Khi đó, những kẻ môi giới dụ dỗ rằng có thể kiếm được lương cao hơn để lao động bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp.

Một hình thức lừa đảo mà thanh niên Việt Nam dễ mắc phải là bị dụ dỗ sang Nhật bằng visa du lịch ngắn hạn. Các công ty môi giới nhiều khi lừa người lao động rằng họ có thể sang Nhật bằng visa du lịch (ở lại dưới 90 ngày), sau đó chuyển sang visa dài hạn. Nhưng thực tế là quy định của Nhật Bản không cho phép chuyển đổi như vậy.

Theo Tổ chức dịch vụ sinh viên Nhật Bản (Jasso), trong vài năm gần đây, một số công ty tư vấn du học đã cung cấp thông tin sai lệch về du học Nhật Bản trên website của họ như: Vừa học vừa làm thêm, một tháng có thể kiếm được 300.000 yen (3.000 USD); một giờ làm việc có thể nhận được mức lương 3.000 yen (30 USD); trong thời gian du học có thể đi làm thêm để trang trải toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt và dư một phần gửi về cho gia đình.

Nhưng thực tế là những người sang Nhật để học không thể kiếm được số tiền như vậy. Họ chỉ có thể kiếm được khoảng 7 USD cho mỗi giờ làm việc. Và với quy định chỉ được làm thêm 28 giờ/tuần, họ chỉ có thể kiếm được khoảng 13 - 18 triệu đồng mỗi tháng, trong khi chi phí sinh hoạt cơ bản tại Nhật cho mỗi người tốn khoảng 17 triệu đồng, chưa kể học phí.

Vì thế, ông Odada Yoshiko, trưởng văn phòng Jasso Việt Nam (tổ chức của Nhật Bản chuyên hỗ trợ sinh viên) khẳng định những lời quảng cáo rằng vừa du học vừa kiếm tiền được chỉ là lừa đảo. Những người định sang Nhật phải xác định rõ mục đích để làm việc hay để học, vì không thể vừa học vừa làm mà đủ tiền trang trải cuộc sống và gửi về nhà.

Nhiều du học sinh Việt Nam chấp nhận trả mức phí môi giới khoảng 30 vạn yen (khoảng 60 triệu đồng) cho các công ty môi giới để được giới thiệu việc làm, nhưng vẫn không thể ở lại Nhật làm việc mà bị buộc phải về nước.

Phí phái cử đối với thực tập sinh kỹ năng, theo thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong trường hợp hợp đồng 3 năm là từ 3.600 USD trở xuống (trường hợp hợp đồng 1 năm là từ 1.200 USD). Thông tư cũng quy định phí đào tạo trước khi xuất cảnh là 5.900.000 đồng. Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm việc thu tiền ký quỹ và phạt vi phạm hợp đồng. Người lao động phải nhận phiếu thu đầy đủ khi nộp các khoản phí.

Mức xử phạt dành cho hành vi lừa đảo qua mạng?

Đối với quy định về mức xử phạt dành cho hành vi lừa đảo qua mạng thì tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt cụ thể như sau:

Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, đối với hành vi lừa đảo tiền qua mạng thì người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng.

Đồng thời, tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:

(1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, ngoài bị xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.