Với sự tham gia của các chủ đầu tư mới, dự án được kỳ vọng sẽ định hình lại chuỗi cung ứng tại Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Với sự tham gia của các chủ đầu tư mới, dự án được kỳ vọng sẽ định hình lại chuỗi cung ứng tại Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ do trong quá trình thực hiện dự án có một số nội dung chưa phù hợp với quy hoạch. Điển hình như vị trí thực hiện dự án trước đây là 2 xã Xuân Thạnh và Bàu Hàm 2 nay đổi thành thị trấn Dầu Giây. Nút giao ngã tư Dầu Giây trên tuyến Quốc lộ 1A (huyện Thống Nhất) theo kế hoạch ban đầu triển khai xây dựng nút giao thông đồng mức (vòng xoay ngã tư Dầu Giây), sau đó chuyển thành nút giao thông khác mức (cầu vượt Dầu Giây). Lộ giới Quốc lộ 20 đoạn qua thị trấn Dầu Giây trước đây là 98 m, sau đó điều chỉnh còn 79m...
Để phù hợp với quy hoạch chung đô thị Dầu Giây, Công ty Phú Việt Tín đã xin điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 dự án A1-C1. Ngày 16-6-2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 dự án A1-C1. Đến ngày 26-10-2020, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định về việc giao đất cho Công ty Phú Việt Tín để đầu tư thực hiện dự án. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021 do đại dịch COVID-19, Công ty Phú Việt Tín gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai dự án.
Ngày 18-10-2021, Công ty Phú Việt Tín nộp hồ sơ xin gia hạn điều chỉnh giãn tiến độ thực hiện dự án. Trong năm 2022, để chấp hành quyết định phê duyệt giá đất của UBND tỉnh Đồng Nai và thông báo nộp tiền sử dụng đất của Cục Thuế tỉnh, Công ty Phú Việt Tín đã huy động nguồn vốn để nộp tiền sử dụng đất hơn 1.000 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước đúng thời hạn theo quy định.
Ngày 19-7-2023, trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành và UBND huyện Thống Nhất, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai có báo cáo gửi UBND tỉnh xem xét các nội dung gia hạn, trong đó có nêu nhà đầu tư được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án thêm 584 ngày kể từ ngày được UBND tỉnh cấp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư này. UBND tỉnh Đồng Nai cũng có nhiều văn bản hướng dẫn các sở, ngành liên quan đến việc Công ty Phú Việt Tín xin gia hạn điều chỉnh thực hiện dự án. Bên cạnh đó, Công ty Phú Việt Tín đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho toàn bộ dự án là hơn 1.300 tỉ đồng nhưng vẫn chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho giai đoạn 4, 5, 6 và 268 lô đất giai đoạn 2.
Báo cáo với Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - Nguyễn Hồng Lĩnh tại buổi làm việc, ông Mai Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất, cho biết chủ đầu tư đã triển khai xong giai đoạn 1, 2, 3 dự án A1-C1. Tuy nhiên, giai đoạn 4, 5, 6 chưa được gia hạn nên Công ty Phú Việt Tín chưa triển khai dự án như kế hoạch. "Về trách nhiệm địa phương, chúng tôi mong tỉnh sớm xử lý, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp để dự án A1-C1 tiếp tục được triển khai theo kế hoạch" - ông Hiền nói".
Tương tự, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai kiến nghị tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc gia hạn tiến độ thực hiện dự án, xây trạm xử lý nước thải... tại dự án A1-C1. Sau khi nghe UBND huyện Thống Nhất và các sở, ngành báo cáo, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh nếu chủ đầu tư không làm gì sai thì cần gia hạn tiến độ thực hiện để doanh nghiệp được tiếp tục triển khai dự án. Bởi lẽ, bây giờ dự án đang tiến hành mà yêu cầu dừng lại, hậu quả là người dân sẽ bị thiệt thòi.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai giao Ban Nội chính Tỉnh ủy làm việc với Công an tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các sở, ngành làm rõ việc nhà nước giao đất cho chủ đầu tư có gây thiệt hại không? Ban Nội chính Tỉnh ủy xử lý và trả lời trong 15 ngày trước khi tỉnh Đồng Nai gia hạn tiến độ thực hiện dự án để chủ đầu tư tiếp tục triển khai. Trên cơ sở xem xét pháp lý về đất đai phải đánh giá được nếu chủ đầu tư đúng thì nhà nước bị thiệt hại gì, giải pháp khắc phục ra sao?
"Phải có lối thoát cho doanh nghiệp, không thể để vụ việc kéo dài từ năm này qua năm khác. Nếu không có gì sai thì phải gia hạn cho doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án. Bên cạnh đó cũng phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo quy định" - ông Lĩnh nhấn mạnh.
Được biết, ngày 27/11 vừa qua, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã họp cùng Công an Tỉnh cùng các Sở, ban, ngành liên quan, thống nhất, chấp thuận gia hạn cho dự án A1- C1 Khu đô thị Dầu Giây. Đây là một tin vui cho Công ty Phú Việt Tín và cả những người dân đã tham gia dự án này, một dự án hứa hẹn mang lại bộ mặt mới cho huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trong tương lai gần.
Theo dự thảo quy hoạch của thành phố Thủ Đức đến năm 2040, căn cứ theo đề án phát triển ngành Logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng năm 2030 và căn cứ theo điều kiện hiện trạng, sẽ có 4 trung tâm Logistics mới sẽ được xây dựng tại Thủ Đức. Những trung tâm này được đặt tại các khu vực Cảng Hàng hóa, khu Công nghiệp.
1. Trung tâm Logistics Long Bình
Đây là trung tâm bao gồm ICD Long Bình được di dời từ ICD Trường Thọ, quy hoạch thành cụm cảng trung chuyển tiếp nhận, lưu trữ, xử lý nguyên liệu, đóng gói, dãn nhãn, phân phối và khai thác hàng hóa phục vụ hoạt động ở các Cảng biển Nhóm 5 và các khu công nghiệp, cụm Công nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Long Bình là có vị trí chiến lược, định hướng trở thành trung tâm chuyển hàng xuất nhập khẩu đến cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Trung tâm này có quy mô theo quy hoạch khoảng 47,6ha tại phường Long Bình, TP. Thủ Đức. Kế hoạch triển khai đến trước năm 2025, đáp ứng năng lực hàng hóa khoảng 750.000 – 800.000 TEU.
Đây là trung tâm được quy hoạch theo mô hình trung tâm thương mại & Logistics kết hợp phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng Quốc tế.
Trung tâm này tập trung vào phát triển các dịch vụ cốt lõi như: giao nhận, kho hàng, dịch vụ bãi, dịch vụ giá trị gia tăng, logistics cho công nghiệp – thương mại Quốc tế phục vụ cho các ngành công nghiệp cao cấp của cả khu vực phía Nam.
Theo Quy hoạch, trung tâm Cát Lái có quy mô 266ha trải dài trên 2 phường Thạnh Mỹ Lợi (tiếp giáp cảng Cát Lái) và phường Phú Hữu (tiếp giáp cảng Phú Hữu).
Kế hoạch đến trước năm 2025, năng lực phục vụ hàng hóa của trung tâm này sẽ đạt khoảng 1.5 – 1.8 triệu TEU trên quy mô 60 – 100ha.
3. Trung tâm Logistics Linh Trung
Được phát triển để trở thành trung tâm xuất nhập khẩu gắn liền ga cảng hàng không kéo dài.
Linh Trung sẽ hỗ trợ phân phối nguồn hàng từ các khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, phát triển tập trung các dịch vụ giao nhận, chia, tách, gom hàng.
Quy mô dự kiến khoảng 74ha và đến năm 2025, năng lực hàng hóa đạt 260.000 – 350.000 TEU trên diện tích khai thác khoảng 40 – 50ha.
4. Trung tâm Logistics khu Công nghệ cao
Trung tâm này được đặt tại Phường Tân Phú, trong khu Công nghệ cao với mục tiêu xử lý khoảng 150.000 TEU hàng hóa cho tới năm 2025.
Đây là trung tâm phục vụ nguồn hàng chủ yếu từ khu công nghệ cao Quận 9 và các khu vực lân cận của tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, tập trung phát triển các dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu, vận tải đa phương thức, kho ngoại quan, kho CFS, dịch vụ bãi, công nghệ thông tin, …
Hy vọng bài viết trên đã cập nhật thêm nhiều thông tin và xu hướng hữu ích cho bạn đọc. Bài viết được ALS tổng hợp và lược dịch từ báo vietnammoi.vn. Chúng tôi thường xuyên cập nhật các tin tức, thông tin nóng hổi nhất của thị trường Logistics nói chung và Logistics Hàng không nói riêng tại website của mình.
Source: https://vietnammoi.vn/4-trung-tam-logistics-du-kien-duoc-quy-hoach-tai-thu-duc-202387224547423.htm
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm ở chuyên mục: thị trường Logistics
Đọc thêm: Bản tin logistics hàng không số 23 (Mới nhất)
(TUAG)- Sáng 30/12, Công ty TNHH Tứ Sơn Châu Đốc (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) long trọng tổ chức lễ khởi công dự án Trung tâm Thương mại đặc sản các vùng miền Việt Nam - Du lịch - Nông nghiệp (tại đường Nguyễn Tri Phương, phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc).
Các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư; Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lưu Vĩnh Nguyên; Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Võ Nguyên Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Chủ tịch UB MTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hoàng Việt, Phan Văn Sáu; Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Lâm Quang Thi, cùng lãnh đạo các sở ngành tỉnh, các đồng chí Bí thư các huyện, thị xã, thành phố đã đến dự.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án
Trung tâm Thương mại đặc sản các vùng miền Việt Nam - Du lịch - Nông nghiệp được xây dựng trên khuôn viên diện tích quy mô hơn 20.000 m2, gồm các khu chức năng: Khu đặc sản vùng miền, siêu thị tổng hợp, phố hàng rong, khu cửa hàng sản phẩm dịch vụ du lịch, khu ẩm thực Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, khu bán các sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp và khu tổ chức sự kiện... Dự án phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2023), xây dựng hạng mục: Khu đặc sản vùng miền; khu văn phòng quản lý - dịch vụ nhà hàng; khu cửa hàng sản phẩm dịch vụ du lịch... Giai đoạn 2, hội trường sẽ được triển khai vào năm 2024. Tổng nguồn vốn đầu tư dự án hơn 66 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 54,4 tỷ đồng.
Giám đốc siêu thị Tứ Sơn Tạ Minh Sơn chia sẻ tâm huyết thực hiện dự án
Chia sẻ tại buổi lễ, Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn Tạ Minh Sơn cho biết: “Trung tâm thương mại với dự án hoàn toàn mới, quy mô chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại của xã hội và đáp ứng trải nghiệm không gian tham quan mua sắm của khách hàng, được Siêu thị Tứ Sơn xây dựng sau trên 10 năm ấp ủ. Và hơn 190 năm đi từ Nam ra Bắc góp nhặt những sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền của trên 36 tỉnh, thành đem về trưng bày và giới thiệu tại Tứ Sơn”.
“Mục đích dự án là xây dựng siêu thị tổng hợp, trong đó có khu vực đặc sản vùng miền các tỉnh, thành phố; hình thành phố hàng rong. Đặc biệt, hình thành Khu ẩm thực Việt Nam, Campuchia và Thái Lan; mở đa ngành nghề. Bên cạnh đó, bố trí khu tổ chức sự kiện, thực hiện “Phiên chợ cuối tuần” để doanh nghiệp tỉnh, thành phố trực tiếp quảng bá hình ảnh, tiếp cận người tiêu dùng”-ông Sơn cho biết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư chúc mừng dự án
Phát biểu tại buổi lễ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư nhấn mạnh, nông nghiệp và du lịch là 2 trụ cột chính. 2 năm qua du lịch ảnh hưởng nặng nề. Năm 2022 An Giang đón 7,5 triệu khách du lịch là sự nỗ lực lớn của tỉnh và TP. Châu Đốc. Để phát triển du lịch tâm linh tỉnh chỉ đạo phát triển du lịch, kéo dài thời gian khách lưu trú và nhiều sản phẩm phụ tích hợp giữ chân du khách.
Thay mặt UBND tỉnh, ông Trần Anh Thư đánh giá cao dự án và biểu dương Giám đốc siêu thị Tứ Sơn thời gian qua tâm huyết triển khai đưa hàng Việt về nông thôn, phát triển thương mại dịch vụ, du lịch. Dự án Trung tâm Thương mại đặc sản các vùng miền Việt Nam - Du lịch - Nông nghiệp của Tứ Sơn được hình thành, kỳ vọng sẽ là nơi tập hợp đặc sản vùng miền cho du khách trải nghiệm, là tiền đề để An Giang có sản phẩm du lịch mới, phát triển kinh tế đêm Châu Đốc. Để dự án thật sự hiệu quả đề nghị UB. Châu Đốc, các sở ngành hỗ trợ thủ tục pháp lý, vận động doanh nghiệp của tỉnh có sản phẩm đặc sản đưa vào siêu thị, tổ chức các lễ hội truyền thống, OCOP, đặc sản mắm...
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Lâm Quang Thi tặng hoa chúc mừng Giám đốc siêu thị Tứ Sơn Tạ Minh Sơn
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Lâm Quang Thi chúc mừng dự án được khởi công, kỳ vọng sẽ giúp Châu Đốc, An Giang quảng bá hình ảnh, giao thương rộng rãi đặc sản vùng miền trong nước. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển nhanh, bền vững. Châu Đốc sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án diễn ra đúng tiến độ.