Hà Nội sẽ bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Quý Mão 2023 tại 31 điểm, gồm 4 điểm pháo hoa tầm cao - hỏa thuật, 3 điểm pháo hoa tầm cao - tầm thấp và 24 điểm tầm thấp.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Quý Mão 2023 tại 31 điểm, gồm 4 điểm pháo hoa tầm cao - hỏa thuật, 3 điểm pháo hoa tầm cao - tầm thấp và 24 điểm tầm thấp.
Diễn ra tại quần thể di tích - danh thắng chùa Hương thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội từ ngày 6 tháng Giêng tới hết tháng 3 âm lịch nên lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội đông và kéo dài nhất cả nước. Chùa Hương là điểm đến tâm linh vô cùng thiêng liêng và nổi tiếng trong việc cầu an và cầu tự nên Tết đến xuân về cũng là lúc hàng triệu Phật tử từ khắp mọi miền nô nức kéo nhau về trẩy hội, cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn và thật nhiều sức khỏe, thậm chí nhiều người từ miền Nam cũng không quản ngại đặt vé máy bay đi Hà Nội để chiêm bái lễ hội chùa Hương. Ngoài lễ chùa thì các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài môn cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà… cũng thu hút khá đông du khách thập phương tham dự.
Lễ hội chùa Hương đông đúc, nhộn nhịp dịp đầu năm
Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại Hà Nội để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn và tưởng nhớ công tích lẫy lừng của vua Quang Trung. Đây là lễ hội truyền thống và địa điểm chơi Tết nguyên đán lâu đời ở Hà Nội trong suốt hơn 200 năm qua. Lễ hội gò Đống Đa cũng bao gồm phần lễ và phần hội như nhiều lễ hội dân gian Việt Nam khác. Đúng 8h sáng thì đoàn rước bao gồm thanh niên các làng: Khương Thượng, Thịnh Hào… mặc lễ phục hội, đi sau là cơ, biểu, lộng kiệu,… và cuối đoàn rước là hình tượng “con rồng lửa” kết bằng rơm từ đình làng Khương Thượng về gò Đống Đa như tái hiện khí thế oai hùng của đoàn quân Tây Sơn xưa. Chùa Đồng Quang gần gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước. Sau phần nghi lễ là các trò chơi dân gian vui khỏe, đua tài, đua trí như: Múa rồng, múa lân, đấu vật, chơi cờ, chọi gà…
Mỗi dịp Tết nguyên đán hằng năm người dân Cổ Loa lại nô nức mở hội mừng năm mới và tưởng nhớ Thục phán An Dương Vương - vị vua có công dựng nên nước Âu Lạc từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Lễ hội kéo dài từ sáng sớm ngày 6 tới hết 18 tháng Giêng âm lịch với vô vàn hoạt động hấp dẫn và thu hút du khách như lễ rước, đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng, hát quan họ cùng rất nhiều trò chơi dân gian đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt,… Tham dự lễ hội bạn còn được hòa mình vào đám rước thần uy nghiêm ở Cổ Loa có sự tham gia của “Bát Xã” là tám làng gồm Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép cùng thờ chung vị vua An Dương Vương và tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương - Mị Châu - Trọng Thủy. Chỉ cách trung tâm khoảng 20km nên đây cũng được coi là địa điểm chơi Tết Nguyên đán ở Hà Nội hấp dẫn và thú vị.
Chắc hẳn không người dân Việt Nam nào xa lạ với Thánh Gióng - vị anh hùng giải phóng dân tộc trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam và vẫn thường xuất hiện trong câu chuyện của các bà, các mẹ. Lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại bởi giá trị văn hóa được bảo tồn, lưu truyền toàn vẹn qua nhiều thế hệ cùng với vai trò gắn kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, mang tính duy mĩ cao của các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… vô cùng độc đáo. Lễ hội Gióng được tổ chức ở rất nhiều địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) từ ngày 6-8 tháng Giêng âm lịch với hình ảnh mô phỏng sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân. Nếu bạn chưa biết đi du lịch Hà Nội mùa nào đẹp nhất trong năm thì đây chính là thời điểm lý tưởng nhất để trải nghiệm vẻ đẹp yên bình và cổ kính của thủ đô văn hiến.
Làng Triều Khúc là một trong những ngôi làng cổ xưa mang đậm nét đẹp truyền thống Bắc Bộ giữa lòng thủ đô. Mỗi dịp Tết nguyên đán người dân nơi đây lại háo hức chờ đón lễ hội tại Đại đình để tưởng nhớ công ơn của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - người anh hùng phát động cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của quân xâm lược phương Bắc. Với những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc vẫn được duy trì nên đây được coi là địa điểm chơi Tết nguyên đán ở Hà Nội đáng trải nghiệm dành cho người dân thủ đô, đặc biệt là điệu múa trống bồng do trai làng đóng giả làm con gái, đánh phấn tô son và mặc váy sặc sỡ biểu diễn một cách nhí nhảnh, duyên dáng. Tương truyền, điệu múa này được Bố Cái Đại Vương cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng để khích lệ tinh thần tướng sĩ và giúp thư giãn, giải trí cho nghĩa quân. Ngoài ra, hội làng Triều Khúc còn có nhiều hoạt động dân gian đặc sắc như rước kiệu, múa chạy cờ tái hiện lại hào khí năm xưa của nghĩa quân Phùng Hưng thao luyện binh mã trước ngày ra trận.
Mùa xuân Hà Nội có vô vàn hoạt động để bạn khám phá nhưng BestPrice tin rằng top 5 địa điểm chơi Tết Nguyên Đán ở Hà Nội trên đây sẽ giúp bạn chào đón năm mới may mắn và hạnh phúc nhất.
Nguồn ảnh: Internet & Instagram
Bắn pháo hoa Tết Nguyên Đán 2024 Hà Nội đang là chủ đề được giới trẻ quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại. Nếu các bạn chưa biết đi đâu đón Giao thừa 2023 - 2024, thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn đó.
Vào mỗi dịp xuân đến, chợ hoa Quảng An lại được khoác lên mình “bộ cánh” rực rỡ với hàng trăm, hàng ngàn gốc đào đỏ thắm.
Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cành đào đỏ thắm khoe sắc trước gió, sự tấp nập của chợ hoa cũng như tiết trời se lạnh đặc trưng.
Ngoài những cành đào khoe sắc đỏ thắm, bạn có thể mua được rất nhiều loài hoa tươi khác như hoa hồng, hoa tulip, hoa ly, hoa diên vỹ,.. Và cũng đừng quên lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại chợ hoa Quảng An nhé!
Bạn có thể đến tham quan Hoàng thành Thăng Long – một trong những địa điểm gây thương nhớ bởi vẻ đẹp cổ xưa.
Nơi đây hiện đang được trưng bày hơn 100 tác phẩm nghệ thuật đáng giá, bao gồm Di sản văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, thủ công mỹ nghệ, làng nghề, hội họa,…), Di sản phi vật thể (ca múa, lễ hội, tín ngưỡng, trò chơi dân gian,…) và Di sản thiên nhiên.
Đến thăm công trình kiến trúc ấn tượng này, bạn như được sống lại vào thời gian, không gian trầm mặc, cổ kính của đất Hà thành xưa. Mọi di sản đều được tái hiện rất độc đáo và sinh động, đưa du khách đến hành trình trải nghiệm, khám phá đa dạng cung bậc cảm xúc.
Cách trung tâm Hà Nội chưa đến 30km, Mega Grand World là địa điểm đón năm mới khác lạ, đặc biệt cho các bạn trẻ muốn đổi gió đêm giao thừa. Tết dương lịch năm nay, Mega Grand World chào đón các bạn với chương trình bắn pháo hoa Tết Nguyên Đán 2024 Hà Nội cùng dàn khách mời không thể chất hơn như: Ca sĩ Myra Trần, Dalab Band, MC Việt Anh cùng nhiều nghệ sĩ đình đám khác
Phố cổ là địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ nếu bạn có dịp du lịch Hà thành. Đặc biệt, vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, phố phường luôn ngập tràn sắc xuân với những cành đào, cây quất, đèn lồng, hoa lan,… Hòa cùng với đó là không khí nhộn nhịp bao trùm khắp các hàng quán.
Dạo quanh phố cổ, bạn có thể mua hoa tươi, đào rừng tại góc phố Phùng Hưng, mua đồ trang trí bên phố Hàng Mã, mua đồ đồng hay gốm sứ tại Hàng Đồng. Đặc biệt là đừng quên ghi lại những khoảnh khắc “sống ảo” tại khu phố cổ này nhé.
Nếu đã lựa chọn du lịch Tết ở Hà thành thì nhất định bạn phải ghé hồ Gươm cổ kính và dạo quanh phố đi bộ bên hồ. Tại đây, bạn có thể khám phá những công trình kiến trúc vô cùng nổi tiếng của Hà Nội như:
– Tháp Rùa: Tòa tháp cao 3 tầng được xây trên gò đất giữa hồ Gươm vào cuối thế kỉ XIX.
– Đền Ngọc Sơn: Đây là ngôi đền thờ cổ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Văn Xương Đế Quân. Bên trong đền vô số những bức câu đối, hoành phi cổ.
– Cầu Thê Húc: Cây cầu được sơn màu đỏ rực rỡ nối đền Ngọc Sơn với phần bờ hồ. Chiếc cầu này được xây từ thế kỉ XIX với 15 nhịp.
– Tháp bút được xây dựng với 5 tầng, trên đỉnh tháp là hình ngọn bút hướng thẳng lên trời.
– Tháp Hòa Phong: Đây là một phần di tích còn lại của ngôi chùa Báo Ân cổ. Tháp được xây từ năm 1847 với nguyên liệu là gạch trần.
Bao quanh hồ Gươm là phố đi bộ – tụ điểm tổ chức đại nhạc hội và bắn pháo hoa hằng năm vào mỗi dịp giao thùaq.
Nếu đã quyết định đi du lịch đến đây thì bạn có thể tới sớm hơn, trước ngày giao thừa để cùng người dân ngắm pháo hoa, đón chào năm mới và tạm biệt năm cũ. Chắc chắn đây sẽ là thời khắc vô cùng đáng nhớ nếu bạn được tận mắt chứng kiến.