Người Mỹ có câu ngạn ngữ rằng: “Bạn không thể dạy một con cua đi trên một đường thẳng”. Tuy nhiên, cua Hoàng đế khác với những loài cua khác – đôi chân dài nhọn của chúng có thể dễ dàng di chuyển sang ngang và tiến về phía trước.
Người Mỹ có câu ngạn ngữ rằng: “Bạn không thể dạy một con cua đi trên một đường thẳng”. Tuy nhiên, cua Hoàng đế khác với những loài cua khác – đôi chân dài nhọn của chúng có thể dễ dàng di chuyển sang ngang và tiến về phía trước.
Cua Hoàng đế sống ở khu vực biển Na Uy do chính quyền Na Uy quản lý. Hàng năm, Viện Nghiên Cứu biển Na Uy (HAVFORSKNINGSINSTITUTTET) sẽ tiến hành khảo sát quần thể cua hoàng đế ở Đông Finnmark, khu vực khai thác theo hạn ngạch.
Giới chức Na Uy đã phát triển một chiến lược gồm hai phần để duy trì quần thể cua Hoàng đế bền vững: Thứ nhất, đánh bắt dài hạn được kiểm soát bằng hạn ngạch ở Đông Finnmark. Thứ hai, hạn chế phát tán loài này ra ngoài khu vực chỉ định. Do đó, để bảo vệ các loài có giá trị khác như cá Tuyết khỏi nguy cơ bị cua Hoàng đế ăn thịt, việc đánh bắt cua Hoàng đế ở khu vực phía Tây Northern Cape đều không bị hạn chế.
Hải sản tươi được vận chuyển lên máy bay. Nguồn ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy
Cua Hoàng đế được đánh bắt quanh năm, đặc biệt vào mùa cao điểm từ tháng 10 đến tháng 1. Số lượng tàu tham gia đánh bắt theo quy định hạn ngạch thay đổi nhẹ giữa các năm, nhưng đã đạt gần 100 chiếc trong những năm gần đây.
Trong đó, đội tàu đánh bắt bao gồm các tàu nhỏ gần bờ, quãng đường di chuyển từ khu vực đánh bắt đến các bến bãi cũng rất ngắn. Ngư dân sẽ thả mồi là các loại cá như cá trích, cá tuyết trong bẫy. Sau khi thả bẫy, cứ sau vài ngày, ngư dân sẽ quay lại kiểm tra và họ có thể thu hoạch 50 con cua Hoàng đế cỡ lớn trong một bẫy.
Sau đó, chiếc bẫy được đưa lên thuyền, ngư dân sẽ phân loại sản phẩm đánh bắt. Những con cua không đạt yêu cầu về kích cỡ, giới tính đều được thả lại biển. Cua được bảo quản sống trong bể chứa cho đến khi thuyền cập bờ.
Do hạn ngạch đánh bắt hàng năm khác nhau nên sản lượng cua được khai thác theo từng năm cũng khác nhau nhưng trung bình ngư dân sẽ khai thác khoảng 1.500 tấn cua đực và 50 tấn cua cái mỗi năm.
Theo quy định nghiêm ngặt của Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy (Mattilsynet), mỗi một nhà khai thác phải cam kết số lượng khai thác hàng năm không quá hạn ngạch và chỉ đánh bắt, đưa vào sử dụng những con cua Hoàng đế trưởng thành thường có cân nặng từ 2 – 5kg.
Đặc biệt, khách du lịch không được phép tham gia trực tiếp vào việc đánh bắt cua Hoàng đế nhưng một hạn ngạch nhất định đã được phân bổ cho ngành đánh bắt du lịch ở Finnmark. Do đó, khách du lịch có thể đánh bắt cua Hoàng đế nếu tham gia tour của công ty du lịch được cấp phép đánh bắt theo hạn ngạch.
Theo chia sẻ của đại diện Công ty Arctic Seafood Norway AS, một doanh nghiệp cung cấp cua Hoàng đế ở Na Uy, khi cua Hoàng đế được vận chuyển đến nhà máy trên đất liền, chúng sẽ ngay lập tức được kiểm tra tình trạng, cân nặng và gắn thẻ với một số ID duy nhất.
Chỉ những con cua ngon nhất mới được phép giao hàng dưới dạng cua sống. Mã QR trên sản phẩm sẽ cung cấp thông tin riêng về con cua như trọng lượng, địa điểm đánh bắt, thời gian đánh bắt và thông tin về ngư dân đánh bắt con cua ấy.
Trước khi vận chuyển tới địa điểm tiếp theo, cua Hoàng đế sẽ được nuôi trong bể vài ngày để thích nghi môi trường mới. Sau đó, cua sống sẽ được gửi bằng máy bay từ miền Bắc Na Uy đến khách hàng hoặc đến cơ sở bể chứa của doanh nghiệp ở sân bay Oslo để lưu trữ tạm thời và vận chuyển tiếp. Mô hình này giúp nhà cung cấp có thể vận chuyển cua sống quanh năm đến khắp nơi trên thế giới.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn thực phẩm, Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy (Mattilsynet) luôn tiến hành kiểm tra, sàng lọc nồng độ kim loại nặng trong thịt cua trước khi xuất khẩu.
Bà Renate Larsen, Giám đốc điều hành thuộc Hội đồng Hải sản Na Uy nhấn mạnh rằng: “Mô hình sản xuất thủy sản của Na Uy thường được coi là thực tiễn tốt nhất và chúng tôi nổi tiếng thế giới về quản lý bền vững và khai thác thủy sản có trách nhiệm. Bằng cách chọn hải sản từ Na Uy, người tiêu dùng có thể yên tâm rằng họ đang ăn một số loại hải sản bền vững nhất và chất lượng cao nhất”.
Được biết, năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu 116 tấn cua Hoàng đế Na Uy dưới dạng tươi sống.
Việc vẽ bích họa sen góp phần tô điểm cho cảnh sắc trường học, đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương và con người Đồng Tháp đến với bạn bè, du khách gần xa.
Hưởng ứng Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ hai năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã phát động vẽ bích họa (hình thức vẽ tranh lên các bức tường có diện tích tương đối lớn) về sen với chủ đề “Rạng ngời sắc sen” từ ngày 4/4-6/5.
Sự kiện nhận được sự hưởng ứng tham gia của hàng trăm cơ sở giáo dục trong tỉnh.
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Thanh Hùng, việc vẽ bích họa sen góp phần tô điểm cho cảnh sắc trường học thêm sinh động, tươi đẹp; nâng cao hiểu biết cho giáo viên và học sinh về ý nghĩa, thương hiệu, giá trị sản phẩm sen, qua đó quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương và con người Đồng Tháp đến với bạn bè, du khách gần xa; đồng thời, khích lệ sự sáng tạo, phát triển năng khiếu của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Hơn 600 cơ sở giáo dục tham gia vẽ tranh bích họa, mỗi trường chọn vị trí phù hợp, khoảng tường trống diện tích từ 5-10m2 để vẽ một bức tranh bằng những chất liệu như: sơn nước (chống thấm), sơn dầu công nghiệp, sơn acrylic hoặc chất liệu tương tự có độ bền để sử dụng lâu dài.
Tác phẩm bích họa sen cần đảm bảo yếu tố mỹ thuật, nội dung và thông điệp; thể hiện những nét đẹp về sen, văn hóa, con người Đồng Tháp; mô tả sinh động về cảnh quan thiên nhiên, phong cảnh, đời sống sinh hoạt, nét đẹp lao động, học tập; các sản phẩm đặc trưng, văn hóa ẩm thực, lễ hội, làng nghề… trên địa bàn.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp cho biết dù thời gian phát động ngắn nhưng đa số các trường học đã tích cực tham gia và hoàn thành bức bích họa sen.
Trong tổng số trên 600 cơ sở giáo dục tham gia có 191 cơ sở giáo dục mầm non, 238 cơ sở giáo dục tiểu học, 133 cơ sở giáo dục trung học cơ sở, 42 cơ sở giáo dục trung học phổ thông…
Đại diện Trường Mầm non Tân Khánh Trung (huyện Lấp Vò) cho hay đơn vị hưởng ứng Lễ hội sen và tham gia hội thi vẽ bích họa với tác phẩm “Sắc sen quê nhà."
Bức bích họa có 3 màu chủ đạo gồm: màu hồng là màu của hoa sen, biểu tượng cho vùng đất sen hồng Đồng Tháp; màu xanh lá là màu của sự phát triển; màu vàng là màu của đồng lúa chín.
Trong bức bích họa, hình ảnh người phụ nữ tượng trưng cho người Đồng Tháp cần cù, sáng tạo, có ý chí vươn lên; hoa sen tỏa sắc và đàn sếu bay vút lên cao có sự kết hợp hài hòa, thể hiện sự thanh bình, thịnh vượng và khát vọng vươn cao, bay xa hướng đến tương lai.
Không chỉ vẽ bích họa sen để trang trí, làm đẹp cho khuôn viên nhà trường, 28 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 41 trường trung học cơ sở, 29 trường trung học phổ thông đã đăng ký tham dự Hội thi vẽ bích họa sen với tổng cộng 140 tác phẩm (kèm clip thuyết minh chi tiết).
Kết quả Hội thi, giải nhất thuộc về 4 trường gồm: Trường Mầm non Tân Khánh Trung (huyện Lấp Vò), Tiểu học Bình Thành 2 (huyện Thanh Bình), Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Tiệp và Trung học Cơ sở-Trung học Phổ thông Giồng Thị Đam (huyện Tân Hồng).
Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải nhì, ba và khuyến khích cho nhiều trường ở các cấp học./.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Đồng Tháp đẩy mạnh việc xây dựng và cơ cấu lại sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, trong đó chú trọng du lịch nông nghiệp, sinh thái.
Đêm Vọng Phục sinh vừa qua có bao nhiêu người lớn lãnh Phép Rửa tại các nhà thờ Việt Nam chúng ta? Tôi chưa tìm biết con số đích xác, nhưng trên mạng thì tôi chỉ mới nghe về vài địa điểm của Dòng Chúa Cứu Thế có cử hành Phép Rửa dịp này. Các anh chị em này được gọi là “tân tòng”, và tuần lễ Phục sinh này là giai đoạn ‘thần bí pháp’ (mystagogy) cho họ – trong đó họ được giúp để cảm nhận ý nghĩa của các bí tích khai tâm mà mình được trao ban… Nói nôm na, đức tin của họ còn non trẻ, mong manh, và cần được củng cố. Nhận thức và thực hành ‘thần bí pháp’ này của Giáo hội – từ thuở ban đầu và đã thành truyền thống – dường như hàm ý rằng: ước mong đức tin của người tân tòng (đạo mới) trở nên vững vàng như đức tin của các tín hữu cựu tòng (đạo gốc hay đạo dòng)!
Có lý! Nhưng chỉ có lý tương đối thôi! Gia đình tôi theo đạo từ đời các cụ cố nội ngoại, nay đã 125 năm, nhưng tôi không ước mong các anh chị em tân tòng hôm nay có đức tin giống như đức tin của người nhà mình hay của chính bản thân mình! Tôi biết nhiều người là tân tòng có đời sống đạo tuyệt vời… Mà nói cho cùng, tất cả các môn đệ nam nữ của Đức Giêsu thuở ban đầu ấy cũng đều là ‘tân tòng’ thôi. Cho đến khi Đức Giêsu chết và sống lại thì họ theo Người chưa được ba năm…
Quả thật, ‘cựu tòng’ nhiều khi cũng có điều bất lợi. Đó là khi người ta đóng kín và ‘chết nếp’ trong những cách hiểu đạo và sống đạo bất cập nào đó, trong những ‘truyền thống’ quen thuộc nào đó. Gần chùa gọi bụt bằng anh! Đó là khi người ta mất khả năng mở ra để biết ngạc nhiên và biết đón nhận điều mới mẻ. Tôi thường ước mong mình bớt ‘bị điều kiện hoá’, để có thể đọc câu chuyện của Đức Giêsu, gặp gỡ Người và rung cảm trước Người như thể lần đầu. Chắc chắn đó sẽ là một kinh nghiệm có sức khai trí và khai tâm nhiều lắm. Lần đầu, hay thuở ban đầu, là một kinh nghiệm khôn tả. Chúa đã không buồn trách Hội thánh Ê phê sô vì họ đã đánh mất “tình yêu thuở ban đầu” đó sao? Cần nhớ, Hội thánh này được nhìn nhận là rất kiên nhẫn, từng trải và dày dạn.
Hoá ra ‘tân tòng’ không hẳn là kém lợi thế hơn ‘cựu tòng’, thực tế có thể ngược lại. Anh chị em tân tòng hãy cảm ơn Chúa vì mình được cơ hội viết câu chuyện đức tin và tình yêu của mình trên trang giấy trắng. Một câu chuyện thật tuyệt vời đang mời gọi ngòi bút của anh chị em! Còn chúng ta, những tín hữu cựu tòng, vẫn còn cơ hội nếu biết khao khát làm mới lại đức tin và tình yêu ấy. Xin Chúa ban cho chúng ta “quả tim mới” và “thần khí mới”. Đây là thao thức mục vụ rất sâu xa của Đức Thánh cha Phan xi cô:
“Đức Ki tô đang sống! … Người mang sự tươi trẻ đến cho thế giới chúng ta, và mọi sự được Người chạm đến đều trở nên trẻ trung, mới mẻ, đầy tràn sức sống… Dù các con đi lạc xa đến đâu, Người là Đấng Phục Sinh vẫn luôn ở đó … chờ mong các con trở về với Người và bắt đầu lại mọi sự” (Christus Vivit, 1-2).
Đây cũng là cảm hứng và tầm nhìn của Phong trào linh đạo “Con Đường Tân Dự Tòng”, nhằm giúp cho mọi người sống kinh nghiệm TÂN TÒNG của mình! Bởi tình yêu đích thực thì luôn mới mẻ.