Bài Viết Tết Đoàn Viên

Bài Viết Tết Đoàn Viên

CÁCH KIỂM TRA ĐÃ ĐƯỢC CẤP HỘ CHIẾU VACCINE COVID-19 HAY CHƯA?.

CÁCH KIỂM TRA ĐÃ ĐƯỢC CẤP HỘ CHIẾU VACCINE COVID-19 HAY CHƯA?.

Tuyển Cộng Tác Viên Viết Bài Review Lương Cao

Cộng tác viên review sách Tuyển review sách Việc làm Viết sách Các cuộc thi viết Online 2024 Ireviewsach Reviewsach Khóa học của Gitiho Cuộc thi viết kiếm tiền

Vào ngày 4 tháng 01 năm 2020 tại Hội trường 6B, Câu lạc bộ Travel club của Khoa Khoa học xã hội và nhân văn thuộc trường đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tổ chức thành công chương trình văn hóa nghệ thuật với chủ đề “Xuân hội ngộ - Tết đoàn viên” nhằm đón chào mùa xuân mới đang đến gần. Tuy khuôn khổ của chương trình chỉ mang tính cấp Khoa nhưng Thầy trò của ngành du lịch và các thành viên của Travel club đã thể hiện tính chuyên nghiệp bởi sự đầu tư nghiêm túc, khá công phu từ kịch bản chương trình đến những hoạt động biểu diễn và trên hết là khai thác được những giá trị độc đáo từ những phong tục Tết cổ truyền của người Việt thông qua lăng kính của người làm du lịch.

Trong không khí rộn ràng đón mùa xuân thiêng liêng của dân tộc, chương trình đã tái hiện cảnh chợ quê ngày Tết với những phong tục truyền thống của người Việt, từ hình ảnh hoa đào, hoa mai, bánh chưng bánh dày, thiệp tết, bao lì xì,...đến hình ảnh ông đồ cho chữ ngày xuân, xem bói đầu năm, hòa vào những phong tục, thú chơi trẩy hội cùng xuân như: nấu bánh tét, chơi hát lô tô, hát múa, dựng nêu, bàn thờ tổ tiên,… với những sắc màu sặc sỡ đón xuân về. Không chỉ thế, chương trình còn được sân khấu hóa bởi những tiết mục, tiểu phẩm kết hợp với âm nhạc rất đặc sắc thể hiện nỗi nhớ mong xa nhà của người hướng dẫn viên du lịch khi tết về và lòng hiếu thảo của những người con xa quê,…khiến không khí Tết như lắng động, tĩnh lặng, tràn đầy xúc cảm. Rồi bỗng nhiên vỡ òa vui sướng khi được đoàn viên, hạnh ngộ cùng gia đình và bạn bè trong không khí thiêng liêng của gia đình khi được sum vầy ngày Tết.

Đặc biệt, chương trình tạo điểm nhấn bởi tiết mục khai bút đầu xuân được sân khấu hóa qua nét bút tài hoa của một nhà thư pháp và talkshow về chủ đề “Tết Việt thân yêu” đã thật sự mang lại ý nghĩa thiết thực, rất hữu ích đến với các bạn sinh viên từ 2 vị khách mời ThS. Trần Đăng Kim Trang (Giảng viên giảng dạy về văn hóa du lịch ở các trường đại học) và ThS. Nguyễn Hiếu Tín (Thư pháp gia, Trưởng Bộ môn Du lịch Trường ĐH Tôn Đức Thắng) qua tài dẫn dắt của MC duyên dáng Anh Thư (Á quân Én Sinh viên 2017, Top 5 đề cử MC Nữ xuất sắc nhất - MC Awards 2017, hiện là hướng vẫn viên du lịch của công ty Vietravel, cũng là cựu sinh viên ngành du lịch của TDTU). Hai vị khách mời đã chia sẻ những mỹ tục ngày Tết: ý nghĩa, triết lý nhân sinh của Tết, quan niệm Tết thời hiện đại, làm cách nào để giữ được những giá trị truyền thống trong thời hội nhập. Những biểu tượng cát tường, sung túc, ấm no, thông minh,… từ Chuột nhân năm Canh Tý, cũng như giải mã ý nghĩa bức tranh dân gian “Đám cưới chuột” nhân ngày Tết,..

Chương trình thật sự đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với người xem. Tất cả người tham dự đều cảm nhận được thông điệp về những nét đẹp văn hóa ngày Tết của dân tộc trong quá trình hội nhập. Điều này, giúp cho sinh viên ngành du lịch có một sân chơi trí tuệ, mang lại nhiều bài học, ý nghĩa thực tiễn cho việc tìm hiểu, khám phá cội nguồn văn hóa dân tộc, để các bạn xứng đáng là “sứ giả của văn hóa” với vai trò là hướng dẫn viên và nhà quản lý du lịch trong tương lai.

Một số hình ảnh của chương trình:

Ngân hàng nỗ lực mở “cánh cửa” tăng trưởng

Các gói tín dụng ưu đãi vẫn tiếp tục được triển khai từ đầu tháng 8/2023 nhằm tiếp sức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng phục vụ đời sống. Cụ thể, Sacombank dành 20.000 tỷ đồng cho khách hàng vay vốn mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn (bao gồm sản xuất nông nghiệp), với mức lãi suất thấp chỉ từ 7,5%/năm. Đối với nhu cầu vay phục vụ đời sống, Sacombank dành 10.000 tỷ đồng cho khách hàng vay vốn mua, xây, sửa bất động sản và nhiều mục đích tiêu dùng khác nhau với mức lãi suất chỉ từ 9%/năm. Đặc biệt, đối với khách hàng lần đầu tiên mua nhà để ở thỏa điều kiện, mức lãi suất chỉ từ 8%/năm.

OCB cũng vừa tung gói vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 7,5%/năm dành cho khách hàng có nhu cầu sản xuất kinh doanh ngắn hạn, mua nhà đất và ô tô với hạn mức 5.000 tỷ đồng. Theo đó, từ tháng 8/2023, khách hàng cá nhân vay với mục đích sản xuất kinh doanh sẽ được áp dụng lãi suất ưu đãi từ 7,5%/năm, với khách hàng mua nhà để ở được hưởng lãi suất 8,5%/năm. Chia sẻ về các quyết định giảm lãi suất, đại diện OCB cho biết, hoạt động giảm lãi suất huy động đi cùng với giảm lãi suất cho vay nhận được sự hưởng ứng lớn từ thị trường bởi không chỉ doanh nghiệp, mà khách hàng của doanh nghiệp là người dân cũng được hưởng lợi do lãi vay giảm.

LPBank cũng vừa nâng quy mô gói ưu đãi từ 8.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp với lãi suất chỉ từ 7,5%/năm. Đại diện LPBank chia sẻ, thời gian qua, ngân hàng đã tìm mọi giải pháp như giảm chi phí huy động đầu vào theo xu hướng thị trường, tiết giảm chi phí hoạt động qua tự động hóa các quy trình, số hóa các hoạt động để tăng năng suất lao động cũng như các giải pháp giảm chi phí hoạt động khác... Đây chính là cơ sở để LPBank có thể triển khai, duy trì gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 7,5%/năm dành cho khách hàng doanh nghiệp và 8,5%/năm cho khách hàng cá nhân. Mức lãi suất này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian khách hàng vay vốn.

Không công bố thêm gói tín dụng mới, nhưng lãnh đạo TPBank cho biết, ngân hàng giảm thêm lãi suất cho khách hàng hiện hữu, tùy đối tượng và sản phẩm, mức giảm từ 0,5 - 1%/năm, thậm chí có những phân khúc hoặc sản phẩm lãi suất cho vay giảm 2 - 3%/năm. “Mức lãi suất dễ chịu hơn thì sẽ tăng mức tiếp cận của khách hàng. Như vậy người ta cũng thấy dễ dàng hơn trong việc tính toán phương án kinh doanh", lãnh đạo ngân hàng chia sẻ.

Trên thực tế, thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp hơn, có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo một doanh nghiệp thép cho biết, hiện doanh nghiệp đầu tư dự án lớn với quy mô hàng nghìn tỷ đồng nên thời gian tới sẽ phải vay vốn thêm. Việc lãi suất hạ nhiệt cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp tự tin mở rộng quy mô hoạt động.

Giới chuyên môn đánh giá, chính sách tiền tệ Việt Nam đã hỗ trợ khá tốt trong giai đoạn phục hồi. Song dù là liều thuốc rất quan trọng đối với sức khỏe doanh nghiệp, nhưng thời điểm này, giảm lãi suất không phải chìa khoá vạn năng để mở được mọi “cánh cửa” tăng trưởng. Để tăng trưởng đạt kế hoạch và có sự đột phá thì không thể chỉ "vỗ tay" bằng một bàn tay - chính sách tiền tệ, vẫn cần chính sách tài khóa thúc đẩy cỗ xe tam mã tăng tốc một cách an toàn và bền vững.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung thực hiện các chính sách tài khóa hơn là chính sách tiền tệ. “Chúng ta đang sử dụng quá ít chính sách tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, thậm chí đang tăng chi phí cho doanh nghiệp”, ông nói. Theo đó, cần thực hiện quyết liệt chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế VAT. “Dự báo khó khăn còn đến 2024, tôi mong Chính phủ duy trì việc giảm, miễn thuế VAT đến hết năm 2025 để kích cầu”, ông Cung kỳ vọng. Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vấn đề quan trọng hơn cả, theo vị chuyên gia này, đó là cải cách môi trường kinh doanh. Bởi lẽ, trong bối cảnh khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí tạo nên sự an toàn, ít rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV thì đề xuất, xem xét chuyển phần còn lại của chương trình phục hồi nhất là cấu phần hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ 2% lãi suất sang Quỹ Phát triển nhà ở xã hội; chú trọng các động lực tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng nội địa; gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp...

THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở VIỆT NAM –

NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ

Công cụ tài chính phái sinh là bộ phận của các công cụ tài chính với bản chất của nó là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng với đầy đủ 3 đặc điểm sau: (a) Giá trị của nó sẽ thay đổi phản ánh sự thay đổi của biến cơ sở như lãi suât, giá của công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái; chỉ số giá hoặc lãi suất; chỉ số tín dụng hoặc xếp hạng tín dụng hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khác này là biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến một bên nào của hợp đồng;

(b) Không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu nhỏ hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự trước sự biến đổi của các yếu tố thị trường;

(c) Được thực hiện vào một ngày trong tương lai.

Nội dung kinh tế, cơ chế thực hiện giao dịch về công cụ tài chính phái sinh nói chung khá phức tạp. Công cụ tài chính phái sinh được mua/ được bán/ được giao dịch trên thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường chính thức và thị trường phi chính thức. Tại thị trường chính thức, nơi thị trường được tổ chức và quản lý một cách có hệ thống và các hợp đồng giao dịch được tiêu chuẩn hóa, nhờ đó thị trường của các công cụ phái sinh có tính thanh khoản cao.

Công cụ tài chính phái sinh và thị trường công cụ tài chính phái sinh có tầm quan trọng như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp, đối với các tổ chức tài chính và đối với phát triển kinh tế nói chung? Phải có các điều kiện cần và đủ nào để xây dựng, phát triển một thị trường công cụ phái sinh hoạt động hiệu quả? đối với từng doanh nghiệp/ từng tổ chức tài chính, nên ứng dụng công cụ phái sinh như thế nào? Đó là những vấn đề bức xúc của thực tiễn đặt ra rất cần được nghiên cứu sâu trên mọi khía cạnh. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trao đổi tổng quan về những tác động của thị trường công cụ tài chính phái sinh đối với phát triển kinh tế và những quan điểm cơ bản của giải pháp thuộc về lĩnh vực kế toán.

1. Tổng quan về thực trạng thị trường công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam

Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, Hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và Chuẩn mực Quốc tế được chấp nhận chung. Đây là định hướng phát triển đúng đắn để Hệ thống tài chính Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện cần cho phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại (11/2007), công cụ tài chính phái sinh và thị trường công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa phát triển; việc mua/ bán công cụ tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ và hoạt động không thường xuyên.

Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngoài ra, một số ít ngân hàng thương mại Việt Nam đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện thí điểm mua/ bán một số loại công cụ tài chính phái sinh khác như công cụ tài chính phái sinh về tín dụng, hoán đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa.

Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến công cụ tài chính phái sinh hiện nay như thế nào?

Đối với các TCTD, năm 2006, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, NHNN đã ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) (thể hiện ở Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN; Công văn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của NHNN). Theo đó, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ ghi nhận lần đầu theo giá trị giao dịch, tiếp theo thường xuyên được đánh giá lại, ghi nhận trên sổ sách kế toán theo hoặc gần đúng theo giá trị hợp lý thị trường; đồng thời kết quả (lãi/ lỗ) của TCTD được xác định hợp lý, hạn chế bớt tình trạng lãi giả, lỗ thật hoặc lãi thật, lỗ giả. Tiếp đến, với Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD, việc công bố thông tin về công cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính của các TCTD đã ở mức đầy đủ, chi tiết cần thiết cho những ai quan tâm. Chế độ báo cáo này gần như quán triệt tuyệt đối các chỉ tiêu cần công bố theo thông lệ Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. Đáng lưu ý là các thông tin sau: Loại công cụ tài chính phái sinh được mua/ bán; quy mô mua/ bán; giá trị ròng về tài sản/ công nợ theo giá trị hợp lý thị trường của các công cụ tài chính phái sinh; mức độ các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả khác hiện có...

Đối với các doanh nghiệp, khi mua/ bán công cụ tài chính phái sinh thì ghi nhận như thế nào? Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Luật kế toán về Nguyên tắc kế toán: "Giá trị tài sản được tính theo giá gốc...", và nguyên tắc này được cụ thể hóa bằng các quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tuy nhiên chưa có hướng dẫn trực tiếp về xử lý kế toán, về trình bày chỉ tiêu tài chính có liên quan trên báo cáo tài chính đối với các nghiệp vụ mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh.

Nếu vận dụng các quy định hiện hành, quy trình xử lý kế toán tại doanh nghiệp như sau: khi doanh nghiệp mua tài sản là công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp sẽ ghi nhận theo giá gốc; quá trình nắm giữ, nếu giảm giá có thể trích lập dự phòng rủi ro; khi bán/ tất toán công cụ tài chính phái sinh, chênh lệch giữa giá bán và giá trị đang ghi sổ kế toán, doanh nghiệp sẽ được ghi thu khác/ ghi chi khác. Việc xử lý kế toán như vậy về công cụ tài chính nói chung, về công cụ tài chính phái sinh nói riêng không phù hợp với thông lệ kế toán Quốc tế. Tất yếu của vấn đề, kết quả kinh doanh của năm sẽ không xác định được hợp lý do chưa quán triệt được các nguyên tắc kế toán như "dồn tích", "thận trọng", "phù hợp" ... Những chỉ tiêu tài chính về công cụ tài chính cần phải trình bày trên báo cáo tài chính doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho đối tác, cho người đầu tư, cho cơ quan quản lý... cũng chưa có.

Đối với một vài TCTD đang thực hiện thí điểm mua/ bán các loại công cụ tài chính phái sinh khác (ngoài phái sinh ngoại tệ), TCTD phải tự vận dụng thông lệ Quốc tế cho việc ghi chép kế toán và xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

2. Nguyên nhân hạn chế mức độ phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh hiện nay

Theo quan điểm của tác giả, những nguyên nhân chính đã và đang hạn chế việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hạn chế mức độ phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam là:

Thứ nhất, mức độ tham gia thị trường vốn của các doanh nghiệp chưa lớn, các nhà quản trị doanh nghiệp chưa có nhu cầu và cũng chưa có hiểu biết nhiều về bản chất của các loại công cụ tài chính phái sinh.

Thứ hai, các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại: nguồn nhân lực hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển; đối tác mua, bán công cụ tài chính phái sinh với các NHTM là các doanh nghiệp lại hạn chế. Do đó, các tổ chức tài chính cũng chưa có nhu cầu, chưa chủ động phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ về công cụ tài chính phái sinh.

Thứ ba, khuôn khổ pháp lý: các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn thiếu; cơ chế nghiệp vụ chưa có. Đặc biệt, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính, đặc biệt trong đó là các Chuẩn mực IAS 39 "Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị"; IAS 32 "Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày thông tin"; IFRS 7 "Các công cụ tài chính: công bố".

Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khoán cũng không thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính.

Hiện tại, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cũng mới cấp giấy phép hạn chế cho một số TCTD, một số doanh nghiệp được mua/ bán đối với một số công cụ tài chính phái sinh mà thôi. Theo quan điểm của tác giả, sự quản lý chặt chẽ này trong giai đoạn vừa qua là cần thiết để bản thân doanh nghiệp và cơ quan giám sát kiểm soát được rủi ro.

Thứ tư, chi phí giao dịch có liên quan để mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh còn cao. Chi phí giao dịch bao gồm:

. Chi phí thương lượng với đối tác;

. Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng;

. Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế... (uncertaily cost - chi phí rủi ro không dự đoán được);

. Chi phí thực hiện và giám sát.

3. Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh- Lợi ích và những rủi ro gia tăng

3.1. Lợi ích từ công cụ tài chính phái sinh

Là một bộ phận của Hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh và phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh hiệu quả là thể hiện mức độ cao và chiều sâu của phát triển Hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao hơn. Cụ thể lợi ích của phát triển công cụ phái sinh, phát triển thị trường công cụ phái sinh hiệu quả được trình bày ngắn gọn như sau:

Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành Hệ thống thanh toán thông suốt).

Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể mua/ bán công cụ phái sinh với 2 mục đích: mục đích phòng ngừa rủi ro tài chính; mục đích đầu cơ, tạo lợi nhuận từ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở về lãi suất/ ngoại tệ/ hàng hóa/ chứng khoán... Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở/ các rủi ro tài chính.

Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính: Các lợi ích thu được khi ứng dụng công cụ phái sinh cũng tương tự doanh nghiệp. Hơn thế nữa, với vai trò của trung gian tài chính, các tổ chức này có thể tăng nguồn thu từ thu phí với tư cách của người môi giới; đặc biệt, khả năng mở rộng, phát triển các mặt hoạt động khác của tổ chức tài chính như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn... cũng tăng cao và hiệu quả hơn.

3.2. Những rủi ro gia tăng khi mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh

Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh và hoạt động của thị trường công cụ tài chính phái sinh cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng rất lớn, thậm chí khi rủi ro xảy ra có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản hoặc khủng hoảng tài chính... nếu hoạt động của doanh nghiệp, của tổ chức tài chính, của thị trường không hiệu quả. Chính vì vậy, từng nhà quản trị doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cần phải hiểu rõ về bản chất và những rủi ro gia tăng từ công cụ tài chính phái sinh.

Tùy thuộc từng loại công cụ phái sinh, tùy thuộc vào mục đích và trạng thái kinh doanh sẵn có khi mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh, tùy thuộc cơ sở hạ tầng tài chính, tùy thuộc môi trường kinh doanh mà người mua, người bán sẽ phải/ không phải đối diện với những loại rủi ro tài chính, mức độ rủi ro nhất định. Ví dụ, nếu xét riêng lẻ một nghiệp vụ quyền chọn: đối với người mua quyền chọn mua, lỗ nhiều nhất là mức phí quyền chọn, lãi thì có thể rất lớn; ngược lại, đối với người bán quyền chọn mua: Lãi tối đa là phí quyền chọn, lỗ thì có thể rất lớn (Sơ đồ 1, sơ đồ 2).

Sơ đồ 1: Khả năng lãi/ lỗ của người bán quyền chọn mua ngoại tệ

Sơ đồ 2: Khả năng lãi/ lỗ của người mua quyền chọn mua ngoại tệ

Tổng quát, các vấn đề phát sinh, các loại rủi ro tiềm tàng khi mua/ bán/ giao dịch các công cụ tài chính phái sinh bao gồm:

Rủi ro tín dụng: Rủi ro mà một bên đối tác đối với một công cụ phái sinh là nguyên nhân gây ra thất thoát tài chính cho đối tác khác do không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Rủi ro thị trường: Rủi ro mà giá trị thị trường hay dòng tiền tương lai của một công cụ phái sinh bị dao động do những thay đổi về giá thị trường, gồm các loại: rủi ro lãi suất; rủi ro tỷ giá; rủi ro giá cả khác.

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro do gặp phải khó khăn trong việc hoàn thành các nghĩa vụ đi kèm với trách nhiệm tài chính khi mua/ bán công cụ tài chính phái sinh.

Tập trung rủi ro- tập trung rủi ro gia tăng từ các công cụ tài chính phái sinh có những tính chất tương tự và chịu ảnh hưởng tương tự do những thay đổi trong điều kiện kinh tế và các điều kiện khác.

Rủi ro hoạt động: Rủi ro thiệt hại xuất phát từ quy trình hoạt động nội bộ, con người, và Hệ thống không hoạt động hoặc không đầy đủ hoặc từ các sự kiện bên ngoài liên quan đến hoạt động mua/ bán các công cụ phái sinh.

Sự kiện tổn thất 1,28 tỷ USD của Ngân hàng đầu tư Barings với “thành tích” của Nick Leeson năm 1995 và tổn thất của Societe Generale tới 7,1 tỷ USD được phát hiện tháng 1/2008 là những bài học đắt giá cho các định chế tài chính về rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động khi thực hiện kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh. Với các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chưa xuất hiện ngay các luồng tiền thanh toán thực nên khó kiểm soát, kết hợp với những yếu tố đầu cơ, gian lận của nhân viên đã che dấu việc thực hiện các trạng thái mở quá lớn là những nguyên nhân gây nên tổn thất lớn của các Ngân hàng.

Như vậy, vấn đề thực tế quan trọng thứ nhất là: một doanh nghiệp/ tổ chức tài chính muốn ứng dụng công cụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả đòi hỏi trình độ quản trị rủi ro của đơn vị phải ở mức độ cao. Hơn bất kỳ một loại sản phẩm dịch vụ nào, kinh doanh công cụ tài chính phái sinh cần phải quán triệt và tuân thủ tốt 4 bước cơ bản trong quy trình và 3 nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro và phải được thực hiện thường xuyên bởi những cán bộ có năng lực, trình độ.

Bốn bước cơ bản của quy trình quản lý rủi ro như sau:

Nhận biết rủi ro => Định lượng rủi ro => Điều tiết rủi ro => Giám sát rủi ro

Ba nguyên tắc cơ bản trong quản trị rủi ro tài chính:

- Cập nhật và đo lường chính xác mức độ rủi ro đơn vị đang đối mặt;

- Xây dựng các hạn mức rủi ro hợp lý cho từng loại rủi ro riêng lẻ và tổng thể rủi ro của đơn vị;

- Mức rủi ro đơn vị chấp nhận phải nằm trong khả năng chịu đựng rủi ro của đơn vị.

Vấn đề thực tiễn quan trọng thứ hai là: Cần tổ chức thị trường chính thức về công cụ tài chính phái sinh, cần có các cơ chế, chính sách chặt chẽ để thị trường vận hành thông suốt. Đồng thời, cơ quan giám sát an toàn thị trường tài chính phải có đầy đủ thông tin và có năng lực thanh tra, giám sát tốt đối với các thành viên tham gia thị trường để đảm bảo thị trường công cụ phái sinh hoạt động hiệu quả.

4. Hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế- Một điều kiện cần quan trọng để thị trường công cụ tài chính phái sinh hoạt động có hiệu quả

Như mục 1 đã phân tích, khung pháp lý trực tiếp về chế độ kế toán các công cụ tài chính phái sinh của Việt Nam còn thiếu. Việc vận dụng từ khung pháp lý kế toán chung đã có sự khác biệt trọng yếu so với Chuẩn mực kế toán Quốc tế. Từ đó, doanh nghiệp phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh về mua/ bán/ giao dịch công cụ tài chính phái sinh; trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thông tin không đầy đủ, thiếu trung thực. Khi các nghiệp vụ mua/ bán/ giao dịch về công cụ tài chính phái sinh ở quy mô lớn, khi các biến số cơ sở giao động mạnh, mức độ sai lệch của số liệu kế toán sẽ lớn và hậu quả xấu có thể không tính được đối với bản thân doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những vấn đề cấp bách tạo điều kiện để hội nhập Quốc tế về lĩnh vực tài chính- ngân hàng nói chung, để phát triển thị trường công cụ phái sinh hoạt động có hiệu quả là hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, hướng theo thông lệ, Chuẩn mực Quốc tế.

Định hướng và quan điểm về hoàn thiện chế độ kế Việt Nam như thế nào? có nên bổ sung các Chuẩn mực kế toán tương đồng mà Việt Nam còn thiếu và áp dụng hoàn toàn theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế?

Trước hết, theo quan điểm của tác giả, việc áp dụng hoàn toàn, đầy đủ nội dung của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế là không nên, bởi các lý do sau:

- Thị trường tài chính Việt Nam phát triển chưa cao; việc vận hành của thị trường còn chịu nhiều yếu tố tác động không lành mạnh, biến động của giá cả thị trường không khách quan

- Nhìn chung các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính, về công cụ phái sinh rất phức tạp, trong khi đó Việt Nam còn thiếu các chuyên gia kế toán có trình độ cao có thể hiểu, vận dụng đúng nội dung của những Chuẩn mực này.

- Kỹ thuật xử lý kế toán theo nội dung của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế còn đòi hỏi Công nghệ kế toán hiện đại. Nhiều nội dung xử lý nghiệp vụ phải được xử lý tự động bởi hệ thống máy tính (ví dụ về áp dụng phương pháp lãi suất thực). Công nghệ kế toán của nhiều doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu này.

Thứ hai, nếu không quán triệt các nội dung, nguyên tắc cơ bản của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế, Việt Nam sẽ phải trả giá khá cao, bởi các lý do:

- Khó hội nhập kinh tế Quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong quan hệ thương mại với các đối tác trên thế giới. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên các thị trường chứng khoán Quốc tế vì báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ không được thị trường chứng khoán Quốc tế chấp nhận.

- Bản thân doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan giám sát an toàn hoạt động thị trường tài chính không có đủ cơ sở dữ liệu cần thiết để quản trị rủi ro.

- Các doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí để điều chỉnh số liệu kế toán, để lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế, và để kiểm toán báo cáo tài chính này.

Giải pháp lựa chọn để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế và quản trị rủi ro của doanh nghiệp; giám sát an toàn thị trường của cơ quan quản lý nhà nước là hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế. Việc hài hòa này được thực hiện theo các nội dung cụ thể sau:

- Các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt. Ví dụ, đối với công cụ tài chính cần phân theo 4 loại tương tự như nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế để xử lý kế toán theo các nguyên tắc kế toán khác nhau phù hợp tương ứng với mỗi loại; để công bố thông tin phù hợp.

Để thực hiện quan điểm này, cần phải sửa đổi những quy định không phù hợp của Luật Kế toán, của Chế độ kế toán doanh nghiệp đồng thời xây dựng bổ sung các Chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính phù hợp với thực tiễn Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế:

- Những nội dung không trọng yếu, không phải là nền tảng, đồng thời kỹ thuật xử lý kế toán lại quá phức tạp thì Việt Nam không áp dụng, không quy định. Ví dụ, đối với công cụ tài chính, không áp dụng nội dung kế toán phòng ngừa rủi ro.

- Đối với những nội dung không phù hợp với mức độ phát triển thấp của thị trường Việt Nam, cần có quan điểm thận trọng hơn. Ví dụ, đối với những thị trường còn non yếu, nhiều yếu tố phi kinh tế tác động đến giá cả thị trường (yếu tố bầy đàn, thông tin chưa trung thực, minh bạch...), chế độ tài chính-kế toán không nên cho phép đánh giá lại giá trị tài sản khi giá trị thị trường lớn hơn giá trị ghi sổ để ghi nhận vào kết quả kinh doanh.

- Doanh nghiệp tuân thủ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán trong nước, đồng thời sẽ có bản đối chiếu, bổ sung những điều chỉnh cần thiết để lập thêm báo cáo tài chính theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

- Để giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp về công tác kế toán, kiểm toán, khi nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam không có sự khác biệt lớn (trọng yếu) về nội dung kinh tế, không tạo ra sự khác biệt lớn về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính phủ cho phép doanh nghiệp có đủ năng lực, điều kiện về công nghệ kế toán cũng như trình độ quản trị điều hành được đăng ký và áp dụng trực tiếp theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

Kết luận: Để có được chế độ kế toán Việt Nam chất lượng cao đặc biệt là các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính- điều kiện cần cho việc phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh, đã đến lúc các chuyên gia kế toán hàng đầu của Việt Nam từ Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Hiệp hội kế toán, kiểm toán; Hiệp hội ngân hàng; các Công ty kiểm toán; các trường đại học... cần phải hợp tác chuyên môn tốt hơn nữa.

- Hội nhập với các nguyên tắc kế toán và kiểm toán Quốc tế- Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội 2005.

- Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế- Phiên bản sửa năm 2005.

- Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006; Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN.

Dư địa cho xuất khẩu thủy sản còn lớn

Bước sang năm 2017, ngành thủy sản sẽ phát huy thế mạnh về nuôi tôm nước lợ và cá tra

Ông Phạm Quang Toản - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Tổng cục Thủy sản) cho biết: Vượt qua những khó khăn về thị trường xuất khẩu, bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự cố môi trường biển, năm 2016 thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành nông nghiệp, đóng góp lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, với giá trị 7 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt hơn 6,7 triệu tấn. So với năm 2015, tổng sản lượng tăng 2,5%; tỷ trọng sản lượng nuôi trồng chiếm 54,2%, cao hơn năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 6,5%.

Trong bức tranh tăng trưởng ngành thủy sản, sản xuất tôm nước lợ và cá tra tiếp tục tăng trưởng mạnh, duy trì vị trí dẫn đầu ngành. Năm 2016, diện tích nuôi tôm nước lợ ước đạt 700.000 ha, sản lượng ước đạt 650.000 tấn, tăng 3,17% so với năm 2015. Đối với nuôi cá tra, các địa phương đang phát triển chuỗi giá trị cá tra theo hướng hợp tác các hộ nhỏ lẻ thành các tổ hợp tác và liên kết với DN cung ứng vật tư đầu vào, với DN chế biến tiêu thụ sản phẩm để giảm thiểu hiện tượng mất cân bằng cung cầu, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất. Diện tích thả nuôi cá tra năm 2016 ước đạt 5.050 ha, đạt 99% so với kế hoạch đề ra. Sản lượng thu hoạch ước đạt 1,15 triệu tấn. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong năm 2016 có giảm ở một số thời điểm thu hoạch rộ như các năm gần đây, giai đoạn cuối năm giá cá đã tăng lên, người nuôi cá tra có lãi...

“Việc cán mốc 650 nghìn tấn là con số kỷ lục, bởi so với nhiều năm gần đây, sản lượng tôm nước lợ chỉ xoay quanh khoảng 600 nghìn tấn, cá biệt năm 2014 là năm cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 630 nghìn tấn”, ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản) nói.

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, dự báo nhu cầu thủy sản trên thế giới vẫn tăng mạnh dù không cao như những năm trước (trên 15%). Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp bắt đầu có tác động gia tăng lượng nguyên liệu thủy sản nuôi trồng cung cấp cho chế biến xuất khẩu. Cùng với đó, các hiệp định thương mại với các thị trường thế giới mở ra cơ hội để thâm nhập sâu hơn. Dự báo, xuất khẩu tôm năm 2017 tiếp tục tăng trưởng dương nhờ vào xu hướng gia tăng nhu cầu của thị trường. Thị trường châu Âu sẽ tăng mua tôm đáng kể khi Việt Nam đã áp dụng các biện pháp một cách có hiệu quả bảo đảm kiểm soát hóa chất kháng sinh. Việt Nam sẽ phát huy lợi thế nuôi tôm sú và cung cấp cho thị trường ở các phân khúc cao. Cùng với tôm, cá tra vẫn là mặt hàng quan trọng của thủy sản và dự báo năm 2017 giá trị xuất khẩu sẽ xoay quanh mức 1,7 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nhận định, năm 2017 ngành thủy sản còn nhiều dư địa để phát triển và tăng trưởng. Lợi thế về tôm nước lợ đã xác định rõ, “dư địa” còn nhiều, trong số hơn 700 nghìn ha tôm hiện nay, mới có 95 nghìn ha nuôi công nghiệp, còn hơn 600 nghìn ha là quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm sinh thái năng suất còn thấp. Ngành sẽ tập trung các giải pháp để tăng năng suất bình quân trên mỗi đơn vị diện tích thủy sản năng suất còn thấp. Bên cạnh đó, cần kiểm soát tốt giống, dịch bệnh, áp dụng đúng quy trình. Đồng thời cần đề phòng vấn đề xâm nhập mặn và thị trường.

Đối với cá tra, để đạt được con số xuất khẩu cá tra 1,7 tỷ USD trong năm 2017, với mức tăng trưởng 10%, theo các chuyên gia, ngoài các thị trường truyền thống, thị trường lớn, các DN cần chú ý phát triển, trụ vững ở tất cả các thị trường hiện có; tập trung khai thác thị trường trong nước với 92 triệu dân. Các DN cần chủ động xây dựng các phương án để đưa sản phẩm cá tra vào siêu thị, kênh bán lẻ trực tuyến. Hiện nay, cá tra Việt Nam rất thuận lợi trên thế giới do chất lượng sản phẩm và giá bán. Để mở rộng thị trường lớn mạnh, chất lượng giống nuôi là yếu tố hàng đầu DN cần quan tâm tới.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, cần tập trung thực hiện sửa đổi Nghị định 36 để tạo hành lang pháp lý, xử lý tốt vấn đề rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Về mặt chiến lược lâu dài đối với cá tra, cần khẩn trương xây dựng chiến lược sản phẩm quốc gia cá da trơn, trong đó tập trung xây dựng sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu. Chúng ta sẽ gia tăng sản phẩm có giá trị gia tăng cao chế biến từ cá tra. Cá tra năm 2017 sẽ tạo đột phá từ thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân, cần khuyến khích phát triển thị trường nội địa. Nếu làm tốt, cá tra năm 2017 hoàn toàn có bước đột phá.

Năm 2017 ngành thủy sản đặt mục tiêu đạt tổng sản lượng 6,85 triệu tấn. Trong đó sản lượng thủy sản khai thác đạt 3,05 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng 3,8 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến xuất khẩu đạt 7,1 tỷ USD.